Chuẩn bị đón đứa con thứ 2 (hay 3, 4!)

Chuẩn bị tài chính để đón thêm thành viên mới trong gia đình

Ngay cả khi mọi việc trong gia đình hoạt động trơn chu với đứa con đầu lòng, hãy đừng chủ quan vì khi có thêm thành viên mới nhiều khoản chi phí phát sinh sẽ xảy ra và bạn cần có một kế hoạch tài chính

Người ta thường nói: “Mọi chuyện đều dễ dàng hơn với đứa thứ hai”. Điều này đúng ở một vài góc độ. Tất nhiên, bạn có thể tự tin về khả năng thay tã cho con, làm thế nào để cho con ăn, cho con ngủ và bạn biết lúc con bị sốt thì nên cho uống thuốc hay cho con đi bệnh viện.

Tuy nhiên, khi nói đến tài chính, nó lại trở nên phức tạp hơn rất nhiều mỗi khi gia đình bạn có thêm thành viên mới. Nếu bạn đang lên kế hoạch để có thêm thành viên mới, đây là một số điều bạn cần lên danh sách cho việc cần làm.

1. Trả một vài khoản nợ

Thanh toán nợ là một việc quan trọng tại bất cứ giai đoạn nào trong cuốc sống, nhưng khi bạn đang chờ đón những thành viên mới, thì việc này lại trở nên vô cùng cần thiết. Sau cùng thì, nuôi một đứa trẻ là một việc khá là tốn kém. Theo thống kê tại Mỹ, trung bình một đứa trẻ làm tăng chi phí sinh hoạt hàng năm của một gia đình thêm 12,980 đô-la, và đó là chưa tính đến chi phí cho đứa trẻ đó đi học đại học.

Bớt một khoản nợ là bớt một gánh nặng cho tinh thần và ngân sách chi tiêu cho gia đình

Hãy bàn bạc với vợ/chồng bạn về những khoản nợ mà mình đang có, và tính toán xem mình sẽ trả chúng như thế nào, đồng thời làm thế nào để tránh phát sinh thêm các khoản nợ trong tương lai. Hãy rà soát lại chi phí sinh hoạt hàng ngày, xem bạn có thể tiết kiệm những khoản nào, rồi sử dụng khoản tiết kiệm đó để trả dần những món nợ.

2. Trao đổi với bộ phận nhân sự của công ty bạn đang làm

Cả bạn và bạn đời đều nên biết có những lợi ích theo chính sách nào mình được hưởng khi có thêm thành viên nhỏ. Hãy kiểm tra lại với bộ phận nhân sự, đặc biệt là khi bạn đã thay đổi công việc trong quá khứ, vì mỗi công ty sẽ có một chế độ khác nhau khi bạn có con. Bạn nên hỏi họ xem việc có thêm một thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng thế nào đến bảo hiểm sức khỏe của mình. Hãy chắc chắn về chế độ nghỉ đẻ ở công ty để bạn có thể tận dụng khoảng thời gian bên gia đình một cách hoàn hảo nhất.

3. Sắp xếp lại nơi bạn sống

Xem lại ga-ra, gác xép, tầng hầm nhà mình để kiểm tra xem bạn cần những gì để chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời. Bạn có thể đã có sẵn nôi, xe đẩy,… những vật dụng mà bạn đã sử dụng cho đứa con đầu tiên. Bạn có thể tiết kiệm nhiều tiền nhờ việc sử dụng lại chúng thay vì mua những thứ mới. Bạn cũng có thể sử dụng lại quần áo cũ của đứa con đầu, núm vú giả hay bình sữa. Lập một danh sách những thứ bạn cần thay thế, từ đó có thể chuẩn bị sẵn tiền cho chúng .

Bạn cũng nên tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho các vật dụng thiết yếu cho trẻ.

4. Tính toán lại về tiền bảo hiểm nhân thọ

Hãy rà soát khoản đầu tư cho tương lai gia đình của bạn

 

Không phải chỉ có bảo hiểm sức khỏe bạn cần phải kiểm tra lại, mà bạn còn cần kiểm tra cả bảo hiểm nhân thọ nữa. Bạn phải chắc chắc rằng mọi người trong gia đình sẽ nhận được khoản bảo hiểm đủ để chăm sóc cho họ, trong trường hợp có gì bất trắc xảy ra cho bạn. Bất cứ khi nào gia đình bạn có thêm thành viên mới, bạn đều cần tính toán lại khoản bảo hiểm này và suy nghĩ xem liệu nó có là đủ để chi trả cho những nhu cầu sinh hoạt của gia đình mình sau này.

5. Cân nhắc về các khoản phí dài hạn

Có thể vào lúc này, nhà của bạn, xe của bạn vẫn đáp ứng được nhu cầu của gia đình, tuy nhiên, bạn vẫn cần phải cân nhắc liệu có cần một sự thay đổi để phù hợp với việc có thêm một thành viên mới. Đứa con sắp chào đời của bạn cần không gian để sống, sinh hoạt và phát triển, vì vậy bạn nên suy nghĩ về việc mua một căn nhà lớn hơn, một chiếc xe mới, … Nhờ đó, khi đến lúc cần thiết, bạn sẽ làm chủ được chi tiêu của mình cho mọi vấn đề.

Một điều nữa là các chi phí để chăm sóc cho đứa trẻ. Bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để chăm sóc cho toàn bộ các con của mình? Liệu dọn về ở gần với ông bà, họ hàng hơn thì có giảm được chi phí đó không? Hãy cân nhắc vấn đề này để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình của bạn.

6. Tăng thêm ngân sách cho khoản tiết kiệm để các con học đại học.

Hãy cân nhắc lại các khoản tiết kiệm cho việc học đại học của các con, chắc chắn rằng chúng sẽ có một khoản tiền để hỗ trợ cho việc học đại học của mình vào lúc đó.

7. Quản lý quỹ thời gian.

Thời gian của bạn là một điều rất quý giá. Các lịch hẹn bác sĩ, những sự kiện trong cuộc sống và thời gian dành cho học tập sẽ tăng lên với mỗi đứa trẻ ra đời. Vì vậy, hãy bố trí kế hoạch, sắp xếp thời gian của mình một cách hợp lý, để tránh những xung đột không đáng có giữa lợi ích của mình và các con. Liệu một trong 2 vợ chồng sẽ phải thay đổi công việc, hoặc nghỉ ở nhà chăm con? Đây là những câu hỏi lớn và khó có thể giải đáp. Vì vậy bạn nên có một cuộc thảo luận với vợ/chồng của mình để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Chuẩn bị cho sự ra đời của một đứa trẻ có thể rất phấn khích, tuy nhiên nó cũng là một thử thách. Dự đoán và ngăn chặn một số vấn đề đau đầu bằng cách lên kế hoạch và sẵn sàng về mặt tài chính sẽ giúp chào đón thành viên mới một cách mỹ mãn.