8 bài thuốc hiệu quả với stress

Căng thẳng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần nhưng còn ảnh hưởng đến cơ tim, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Các chuyên gia tâm lý đưa ra 8 lời khuyên giúp bạn giảm stress, cải thiện sức khỏe.

Các nhà tâm lí học đã phát hiện ra 8 phương pháp công hiệu có thể giúp bản thân thoát khỏi sự căng thẳng mà không cần gặp bác sĩ.

Căng thẳng hay stress là cách gọi của một trạng thái tâm lí bất an khi bản thân gặp phải những áp lực vô hình trong cuộc sống. Đối với lối sống gấp gáp trong xã hội hiện nay, đây là một căn bệnh thực sự có thể xảy ra bất kì lúc nào trong công việc của mọi người. Stress không phải căn bệnh ngoài da để có thể dễ dàng nhìn nhận và chữa trị bằng thuốc nhưng căng thẳng tâm lí này sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe và cơ thể, điển hình là sự suy giảm chức năng của não ngày càng rõ rệt nếu “người bệnh” đối mặt với stress trong một thời gian dài. Các nhà khoa học con liên kết stress với sức khỏe của cơ tim, điển hình là căn bệnh cơ tim Broken Heart Syndrome làm cơ tim yếu đi, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch do stress dài hạn.

Vì những nguy hiểm của stress, các chuyên gia tâm lý đã nghiên cứu nhiều và tìm ra 8 phương pháp có thể giúp bạn thoát khỏi stress và có được sự cân bằng về tâm lí:

1. Bài tập siết cơ:

Bài tập giúp giảm stress, cân bằng tinh thần

Năm 1920, phương pháp thư giãn cơ bắp bằng cách siết cơ đã ra đời bởi một chuyên gia tâm lí học người Hoa Kỳ có tên Kevin Chapman. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản: mỗi khi gặp phải căng thẳng và tinh thần không ổn định, bạn hãy nắm chặt lòng bàn tay khoảng 10 giây để siết chặt các cơ, sau đó thả lỏng tay từ từ để cảm nhận cảm giác thư giãn trong 20 giây.

2. Đừng suy nghĩ quá nhiều:

Dừng ngay dòng suy nghĩ hiện tại nếu bạn đang gặp quá nhiều khó khăn khi giải quyết các vấn đề. Hãy đập tay và nói: “Dừng lại! Tôi sẽ suy nghĩ lại sau” Phương pháp dễ dàng và phổ biến này được đề xuất bởi nhà tâm lí học người Mỹ Martin Seligman, sẽ thực sự giúp cho đầu óc bạn tỉnh táo và minh mẫn lên khi phải đối phó với hàng tỉ thứ khiến bản thân phải suy nghĩ nhiều. Để thực hiện phương pháp này, bạn cũng có thể đeo một dải băng trên cổ tay và vặn vào nó bất cứ khi nào căng thẳng. Thủ thuật này giúp bạn dừng dòng suy nghĩ trong một thời gian ngắn và đưa sự chú ý của bạn đến một thứ gì đó thú vị hơn.

3. Dành thời gian cho bản thân:

Tìm cho mình một sở thích để thực hiện trong thời gian căng thẳng là lời khuyên của bác sĩ tâm lý Amy Przeworski. Tập luyện, đọc sách, nấu ăn, chơi đàn, vẽ tranh,.. là những cách phổ biến đem lại tác dụng tích cực trong trường hợp này. Ví dụ như việc đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần vừa giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, vừa khiến tình trạng căng thẳng của bạn giảm đi đáng kể. Bác sỹ Stephanie Sarkis đưa ra lời khuyên nên tập luyện thể thao, yoga, thiền đều đặn để thoát khỏi sự căng thẳng.

4. Kích thích xúc giác:

Một khám phá của Toni Bernhard, Đại học California-Davis, cho rằng việc chạm vào môi mỗi khi căng thẳng sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm và giúp bạn bình tĩnh lại nhanh hơn. Đây là một phương pháp bất ngờ nhưng đem lại hiệu quả cao dựa trên sinh lý học sẽ giúp bạn loại bỏ stress không cần thiết

5. Đặt bút thay vì suy nghĩ:

Ghi chép lại những cảm xúc giúp bạn kiểm xoát bản thân và bình tĩnh

Việc ghi lại những cảm xúc giúp bạn kiểm soát mọi thứ và đạt được sự bình tĩnh nên có để đưa ra những cách giải quyết hợp lý trong mọi tình huống. Cuốn sách The Available Parent: Radical Optimism for Raising Teens and Tweens của John Duffy, đã thừa nhận tác giả luôn ghi chép lại những tình huống, mối quan hệ với mọi người và những suy nghĩ của ông để giải tỏa căng thẳng

6. Thưởng thức món ăn lành mạnh:

thực phẩm ảnh hưởng đến tâm trạng, ăn lành mạnh để bớt căng thẳng

“ Tôi thích ăn” - Câu nói nửa đùa nửa thật của các chị em này là một cách giải tỏa stress tuyệt vời khi đối mặt với căng thẳng. Nhà tâm lý trị liệu Jeffrey Sumber công nhận rằng việc trải nghiệm những thực phẩm lành mạnh hay một món ăn mới luôn giúp ông suy nghĩ tích cực và giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn.

7. Phản ứng chính xác nhất là không phản ứng gì cả:

Những tình huống tiêu cực luôn cần một cái đầu lạnh với những phản ứng tích cực giúp bạn tránh được căng thẳng không cần thiết. Ví dụ khi bị đổ một ít nước vào chiếc áo đang mặc, thay vì cáu giận vô cớ, hãy nghĩ rằng: ”Không sao, mình còn nhiều chiếc áo khác”.

8. Một số phương pháp phổ biến:

Ngồi thiền, uống đủ nước, cười thật nhiều, thư giãn trong bồn nướng nóng, uống một đồ uống nóng … là những cách đơn giản giúp đem lại cảm giác giải tỏa, tránh tiêu cực. Nhà trị liệu Joyce Marter chia sẻ bí kíp của mình khi ông thường xuyên phòng tránh căng thẳng bằng cách chuyển hướng suy nghĩ của mình sang những việc khác như dọn dẹp bàn lam việc hay rửa bát đĩa, chứ không phải tập trung vào những vấn đề đau đầu gây căng thẳng.

Theo kenh14.vn và Brightside