Quản lí tài chính cá nhân hiệu quả với phương pháp nổi tiếng hữu ích

Cách bạn quản lý, sử dụng và đầu tư tiền có thể tạo ra những tác động sâu sắc đến cuộc sống của bạn, nhưng rất ít trường lớp dạy những kỹ năng quan trọng này. Cần rất nhiều thời gian học và thực hành để hiểu rõ về tài chính, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu quản lý tài chính cá nhân với một số bước đơn giản sau đây.

Nhiều bạn trẻ hiện hay tâm sự cuộc sống của họ khá khó khăn dù làm việc chăm chỉ nhưng tiền lương vẫn không đủ trang trải những nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Trong khi đó một số khác tuy cũng cùng mức lương như họ nhưng lại có cuộc sống khá thoải mái. Vậy vấn đề ở đây có thể là do cách chi tiêu chưa hợp lí, các bạn chưa có cách quản lý tài chính của mình một cách hiêu quả? Nếu bạn đã và đang gặp những tình huống này thì cũng là lúc bạn nên ngồi lại để tìm kiếm các giải pháp cho mình.

Sau đây là những phương pháp nổi tiếng hữu ích và thiết thực, hãy cùng tham khảo nhé:


1. Phương pháp “6 cái lọ”

Nhà diễn thuyết về tài chính nổi tiếng T.Harv Eker đã chia sẻ quy tắc JARS - phương pháp quản lí tài chính cá nhân một cách hiệu quả đã được công nhận và áp dụng bởi những triệu phú của thế giới

Muốn quản lí chi tiêu khắt khe, hãy tưởng tượng hoặc thật sự chia thu nhập hằng tháng của bản thân thành 6 phần với tỉ lệ khác nhau. Mỗi phần được sử dụng cho một số mục đích cụ thể và nghiêm khắc áp dụng, không ăn bớt bất kì phần tiền nào để đảm bảo tài chính bản thân khỏe mạnh cuối tháng

Phần 1: 55% thu nhập cho chi tiêu hằng ngày

Có thể bạn không biết nhưng số tiền chi tiêu hằng ngày của bạn là khoản chi trả “đáng sợ” nhất mỗi tháng vì chúng ta có rất nhiều nhu cầu thiết yếu nảy sinh từ mọi vấn đề của cuộc sống mà chúng ta cần phải chi trả. Hầu hết những nhu cầu đó là tiền nhà, tiền ăn uống 3 bữa mỗi ngày, quần áo, xăng xe, các hóa đơn điện nước ..

Hãy nhớ rằng chúng ta có thể quản lí tài chính cá nhân hiệu quả nếu bạn không tiêu xài thiếu suy nghĩ.

Phần 2: 10% thu nhập cho tiết kiệm tương lai

Hãy đảm bảo bản thân luôn có một khoản tiết kiệm dự phòng khẩn cấp để có thể sử dụng và đề phòng những trường hợp xấu hay rủi ro xảy ra nếu bạn không có bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm sức khỏe. Hãy dành 10% thu nhập của bản thân mỗi tháng dành cho những khoản đầu tư tương lai, ví dụ việc cho con đi du học sẽ cần một khoản tiền lớn.

Phần 3: 10% thu nhập cho giáo dục

Hãy nhớ đầu tư cho bản thân chưa bao giờ là lỗ, mà ngược lại đây là khoản đầu tư sinh lời cho tương lai tốt và đảm bảo nhất. Vì kiến thức và hiểu biết của bản thân càng nhiều, khả năng lao động và đạt được thành công trong tương lai sẽ ngày càng cao hơn. Hãy đăng kí một khóa học thêm kĩ năng, mua một số cuốn sách về kinh tế hay lĩnh vực của bạn để bổ sung tri thức phục vụ tương lai.

Phần 4: 10% thu nhập để giải trí

Hãy khắt khe và theo sát kế hoạch chi tiêu của bản thân để tránh tiêu xài bộc phát và thiếu tính toán. Nhưng đừng vì vậy mà ki bo quá mức với bản thân,. Sau khoảng thời gian tập trung làm việc hiệu quả, hãy tặng cho mình một món quà là một bữa ăn nhà hàng thịnh soạn, một bộ quần áo xinh đẹp , hay một kì nghỉ ngắn cuối tuần để hồi phục năng lượng và tinh thần làm việc của bạn cho tuần mới. Hãy nhớ rằng, việc luôn suy nghĩ tích cực và tinh thần thoải mái sẽ hỗ trợ và nâng cao hiệu quả làm việc của bạn tối đa.

Mỗi tháng chúng ta nên để dành 10% để đầu tư và 5% để từ thiện

Phần 5: 10% thu nhập để đầu tư

Đây là phần thu nhập giúp bạn từ từ đạt được sự thoải mái về tài chính bản thân trong tương lai. Hãy tinh tường nhìn nhận những khoản đầu tư hợp lí để tăng thêm thu nhập hằng tháng và lấp đầy mục tiêu tự do tài chính. Bạn có thể điều chỉnh số tiền ở những phần khác như phần giành cho giải trí để tăng thêm vào số tiền đầu tư.

Phần 6: 5% thu nhập để từ thiện

Bạn có thể lao vào mình những bộn bề của cuộc sống và gắng sức mình kiếm thật nhiều tiền để đảm bảo sự ổn định trong tương lai, nhưng đừng quên trích ra một góc nhỏ của số tiền lương để ủng hộ và giúp đỡ những người có số phận đen đủi, chưa thành công được như bạn. Chúng ta đều được dạy người cho đi là người giàu có nhất và hành động từ thiện hoặc chia sẻ thu nhập của bạn để hỗ trợ bạn bè, người thân thể hiện những điều tuyệt vời trong xã hội ngày nay.

 

2. Phương pháp 50/30/20

Phương pháp thứ 2 này cũng phân chia khoản thu nhập của bạn thành các hạng mục nhỏ như phương pháp “6 cái lọ”, tuy nhiên chúng ta chỉ cần phân nhỏ thu nhập hằng tháng thành 3 hạng mục: 50% chi trả cho nhu cầu thiết yếu hằng tháng như tiền ăn hằng ngày, tiền trả các hóa đơn điện nước, tiền thuê nhà… , 30% dành cho sở thích cá nhân như mua quần áo, giải trí đi chơi cùng bạn bè, du lịch và 20% còn lại để tiết kiệm và đầu tư.

Hãy đảm bảo không chi tiêu quá những khoản mục bạn đã đề ra đầu tháng

Chẳng hạn, bạn là một công nhân viên chức ở thủ đô Hà Nội và có tiền lương hằng tháng là 10 triệu, cộng thêm khoản kiếm thêm ở ngoài 5 triệu nữa, tổng thu nhập mỗi tháng của bạn là 15 triệu. Vậy thì bạn không nên tiêu xài quá 5 triệu vào những buổi đi chơi, giải trí, đàn đúm, cafe và nếu những hóa đơn tiền nhà, tiền điện ở mức 4 triệu, bạn hãy chắc chắn số tiền mua đồ ăn, nhu yếu phẩm như thuốc men không vượt quá 3,5 triệu để đảm bảo không bị trừ vào số tiền tiết kiệm.

Nếu không may có những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra như ốm đau và trả tiền vay nợ, có thể cắt giảm một số khoản chi tiêu hợp lí trong khoản tiền dành cho bản thân để giải trí, hoặc có thể điều chỉnh và sử dụng điện, nước một cách tiết kiệm.

Số tiền 2 triệu còn lại mỗi tháng, hãy để dành vào tiết kiệm, đảm bảo dự phòng những trường hợp rủi ro xảy ra đột xuất, hoặc hỏi thăm bạn bè để tìm kiếm những khoản đầu tư sinh lời giúp bạn đạt được sự tự do tài chính nhanh hơn.