Những lưu ý cho người mê leo núi

Những điều bất kỳ người leo núi nào cũng cần phải để tâm.

Leo núi là một trải nghiệm hoàn toàn thú vị dành cho những ai đam mê môn thể thao mạo hiểm cũng như có khao khát chinh phục những ngon núi hùng vỹ. Để trải qua những thử thách này, người leo núi cần lưu ý rất nhiều điều trước khi tham gia để đảm bảo sự an toàn.

Những người đam mê thể thao mạo hiểm chắc chắn sẽ không thể bỏ qua bộ môn leo núi. Không chỉ để thỏa mãn sự thèm khát được chinh phục những con sông ngọn núi, họ còn được trải nghiệm những danh lam thắng cảnh, cảm giác phiêu lưu không phải ai cũng có cơ hội. Nhưng trước tiên, việc cần làm đó là chuẩn bị thật kỹ càng về đồ dùng cũng như vốn hiểu biết cần thiết cho cuộc hành trình sắp tới.

1/ Thời gian leo núi

Người tham gia bộ môn leo núi mạo hiểm nên lên kế hoạch cẩn thận và chuẩn bị thật chu đáo cho chuyến đi dù ngắn ngày hay dài ngày, ngọn núi chuẩn bị leo có mức độ phức tạp từ thấp tới cao. Lời khuyên đầu tiên đó là nên chọn thời gian leo núi vào thời điểm từ đầu năm tới tháng 4 bởi thời tiết khi đó khá khô ráo.

Trong trường hợp bạn muốn đi vào một thời điểm khác trong năm thì sẽ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng hơn đề phòng đối mặt với thời tiết ẩm ướt, trơn trượt cũng như các căn bệnh, hiểm nguy khác có thể xảy ra. Thời tiết sẽ ảnh hưởng rất lớn tới trải nghiệm của bạn, ví dụ như chất lượng ảnh chụp, sức khỏe, độ nguy hiểm. Điều đó có thể cản trở tốc độ di chuyển cũng như ảnh hưởng lớn tới mặt cảm xúc, các quyết định cũng như kế hoạch. Vì lý do đó, bạn nên tìm hiểu trước về tuyến đường, địa hình cũng như thời gian hợp lý và kế hoạch dự phòng cho chuyến đi.

2/ Chuẩn bị đồ leo núi

Nên chú ý chọn đồ leo núi dựa theo thời tiết trong chuyến đi, ví dụ:

  • Đồ dùng dành cho ngày khô sẽ khác với ngày ẩm ướt.
  • Đường trường có lối đi hoặc phải băng qua rừng.
  • Hành trang cho nam khác với nữ.
  • Thời gian đi 2,3 ngày sẽ khác với thời gian đi tính theo tuần.
  • Loại hình chuyến đi: đi không guide, không porter, hay đi có trợ giúp (nhiều hay ít).
  • Sức khoẻ của bạn: Khả năng chống chịu với thời tiết, sức khỏe cơ bắp, chịu được bẩn,…

Ngoài ra hành trang bạn mang theo chuyến đi leo núi phải có tính dự phòng cho trường hợp thời tiết thay đổi bất ngờ, bạn bị lạc hoặc gặp chấn thương, bệnh tật…

2.1. Giày, dép, găng, bọc

Nên đi giày cho hầu hết chuyến đi, dẹp chỉ nên sử dụng khi lội suối và đi trong lán trại.

Ngoài ra, lưu ý rằng phải chọn giày có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, đế mỏng (có thể có gai để bám đường), bền, không quá nặng, có thể chống nước và thích hợp với địa hình.

Giày đi leo núi thích hợp nhất là loại bằng da, cao cổ (cao hơn mắt cá chân một chút), có gai bám bằng cao su (bám đá tốt hơn đế nhựa mềm), buộc dây. Tiêu chí ‘bền – bám đường’ nên đặt lên trên.

Giày chống nước

Chắc chắn bạn đã từng trải qua cảm giác khó chịu khi giày bị thấm nước vào trong, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Sở hữu một hoặc hai đôi giày chống thấm nước là hợp lý khi bạn phải lội qua những vũng nước nông, tùy thuộc vào lớp da đệm bên dưới dây buộc liền với thân giày. Ngoài ra, bạn có thể sắm cho mình một số vật dụng như keo xịt chống nước cho đôi giày.

Giày da cũng có khả năng chống nước nhưng khi bị ngâm nước quá lâu sẽ làm hỏng da, về lâu về dài sẽ mất đi khả năng chống nước. Nhiều người sử dụng cách bọc giày để chống ướt , đấy cũng là một cách rất hay và tiết kiệm chi phí.

Dép thì phải có quai hậu.

Găng tay có gai cao su bắt buộc phải có để dễ bám víu khi đi đường dốc hoặc leo núi.

Bọc cổ chân, gối là một đoạn băng gối có khả năng đàn hồi, có tác dụng để cố định gân, dây chằng cơ khỏi bị bong hoặc dịch khỏi vị trí ban đầu, ngoài ra bảo vệ đầu gối, cổ chân bạn khỏi va chạm và chấn thương.

2.2. Trang phục cá nhân

Thực chất đi leo núi cũng là một chuyến du lịch đối với nhiều người. Nhưng đồ leo núi sẽ khác với đồ du lịch ở những điểm sau:

  • Giữ ấm khi lạnh, thoát khí nóng
  • Chống trầy xước
  • Dễ vận dộng
  • Thấm mồ hôi,
  • Chống nước
  • Chống vắt, côn trùng

Quần

Bạn nên sử dụng quần có đai chung thay cho thắt lưng để quần bó chặt vào người. Vải quần nên là loại cotton, co giãn để tạo cảm giác dễ chịu.

Nếu trường hợp thời tiết mưa ẩm ướt, bạn nên trùm giày cao tới bắp chân hoặc chọn quần chống thấm nước. Không nên mặc quần áo mưa bộ vì chúng rất bí hơi. Không nên di chuyển nhiều trong thời tiết trên trừ trường hợp bất khả kháng.

Quần dành cho leo núi là loại quần vải dày có bó chặt ở hai ống chân để không bị vướng dây, gai đâm, côn trùng hoặc rắn cắn khi băng rừng. Bạn nên mang theo một quần dệt kim dày để mặc khi nghỉ lại trong lều/lán.

Áo

Khi chọn áo cho chuyến đi leo núi, bạn nên mặc một áo lót cotton dệt kim thêm một áo ngoài cotton. Khi trời lạnh, bạn có thể khoác thêm áo gile hoặc áo phao có cổ. Nên tránh trường hợp mặc quá nhiều áo gây cộm người và khó cử động. Ngoài ra, bạn nên mặc ít nhất một áo có mũ để tránh bị côn trùng bay vào người.

Ngoài cùng bạn vẫn cần một cái áo khoác dày nhưng nhẹ và dễ cử động, chỉ nên mặc vào khi dừng lại nghỉ khi lạnh. Quần áo thay thế là cần thiết trong trường hợp gặp tai nạn như ngã xuống nước hoặc ngã rách quần áo.

Khăn quàng cổ

Nên có chất liệu là cotton, mỏng, có tác dụng giữ ấm cổ và lau mồ hôi, ngăn côn trùng đốt. Ngoài ra trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng để băng bó vết thương. Bạn có thể sử dụng khăn mặt để lau vết thương và tận dụng luôn cho việc băng bó.

Để che chắn đầu khỏi mưa gió, nắng gắt và gai góc trong rừng. Lời khuyên đưa ra là nên sử dụng mũ có vành như mũ cối hoặc mũ tai bèo là hợp lý khi đi trong rừng núi. Bạn có thể sử dụng mũ lưỡi trai khi đi đường mòn.

Balô, túi

Yêu cầu: độ bền cao, các loại dây quai đeo và chốt phải chắc chắn tránh trường hợp đứt và rơi giữa đường. Cân nặng vật dụng mang theo không quá 6kg để chuyến đi có thể dễ dàng hơn.

2.3. Nước và thực phẩm

Nước và uống nước

Cách uống nước rất quan trọng.Khi đi leo núi mồ hôi ra nhiều,bạn sẽ có nhu cầu uống nước thường xuyên. Bạn nên uống theo kiểu nhấp từng ngụm nhỏ, để trong miệng cho nước từ từ tưới xuống họng.Để có thể uống liên tục mà vẫn đi, bạn nên treo chai nước ngay trước ngực. Nếu có vòi hút ngay cạnh thì tiện nhất, không thì đục một lỗ nhỏ, bóp đáy chai cho nước chảy vào miệng.

Nước lọc là hết sức cần thiết cho một chuyến hành trình dài

Lượng nước uống dùng cho 1 ngày leo núi khoảng 1,5-2 lít (3-4 chai cỡ trung). Còn nước khi ăn uống là chưa tính. Nếu mang toàn bộ lượng nước đó (1,5-2kg) thì khá nặng, nên bạn có thể tự mang 1-2 chai 0,5 lít. Nếu cẩn thận bạn nên cho thêm một ít muối và đường gluco vào nước thì tốt.

Thực phẩm

Bạn nên mang theo các thực phẩm có trọng lượng nhẹ, dễ ăn như socola, các loại hạt đóng hộp, trái cây khô, lương khô,… để dễ mang theo mà cung cấp lượng calo lớn bù lại cho quá trình leo núi khá tốn sức.

Thuốc

Đây là vật dụng bắt buộc phải mang theo dựa theo tính toán cho những hiểm nguy cũng như theo tình trạng sức khỏe cá nhân

Đây là vật dụng bắt buộc phải mang theo dựa theo tính toán cho những hiểm nguy cũng như theo tình trạng sức khỏe cá nhân của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

3/ Thông tin liên lạc

Ở nơi rừng núi sẽ khó có sóng liên lạc nên việc sử dụng ĐTDĐ là bất khả thi. Dưới đây là một số cách khác:

  • Qui định trước cách thức liên lạc như dùng bộ đàm, dùng dây buộc,…
  • Qui định trước các điểm dừng và cắm trại nếu như có sơ đồ, các điểm có thể đứng chờ.
  • Qui định các đôi, nhóm đi với nhau
  • Phương tiện hỗ trợ: còi, đèn, pháo bông, đánh dấu đường…
  • Tín hiệu khẩn cấp qui định trước

Chiếu sáng

Thông thường khi trời sẩm tối sẽ là lúc thích hợp để dựng trại nghỉ ngơi và tránh di chuyển. Trong trường hợp bất khả khác với nhiều lý do (chậm tiến độ, sự cố khẩn cấp,…) chúng ta sẽ cần dùng đến đèn pin.

Ở điều kiện bình thường bạn nên dự kiến sẽ phải dùng đèn pin khoảng 2-3g/đêm. Đèn có hai loại: dùng pin thường và ắcqui xạc. Bạn nên căn cứ vào loại đèn, thời gian chiếu sáng, mà lựa chọn đèn cho phù hợp. Nến hoặc đuốc cũng là một phương án khá hay, nhưng sẽ khó mà sử dụng trong thời tiết gió lạnh buổi đêm.

Máy ảnh và chụp ảnh

Cần lưu ý rằng thời tiết ẩm ướt có độ ẩm cao trong không khí sẽ có khả năng làm hỏng máy ảnh. Nên đeo máy ảnh trước ngực để tiện bắt kịp các khoảnh khắc. Nên chuẩn bị dây bảo hộ cũng như túi bảo hộ cho máy.

Vắt và chống vắt

Vắt thường ẩn nấp ở nơi rừng núi, có cả trên mặt đất và trên cây. Chỗ cắn mà vắt gây ra có chất chống đông máu nên dù bạn đã bắt được con vắt ra, chỗ cắn vẫn sẽ chảy máu một lúc lâu. Bạn nên chuẩn bị một bình xịt muỗi – côn trùng và xịt lên toàn bộ quần áo, mũ, ba lô để tránh trường hợp trên.

Theo Elle man