Những câu hỏi về tương lai, tài chính nên chia sẻ cùng nhau

Vợ chồng bạn đã chia sẻ những điều này với nhau chưa?

Đã bao giờ vợ chồng bạn cùng ngồi xuống và cùng chia sẻ, bàn bạc với nhau về lộ trình chung cho tương lai, đặc biệt là các chủ đề liên quan đến tài chính? Nếu chưa, sau đây sẽ là một vài hướng dẫn hữu ích giúp bạn có thể bắt đầu việc này ngay từ hôm nay, dù bạn đã kết hôn hay đang chuẩn bị cho điều đó.

Người Việt Nam có truyền thống trọng tình cảm, tình nghĩa hơn tiền bạc, nhiều câu thành ngữ lưu truyền trăm năm đã chứng minh điều nay.

Nhưng điều này đang thay đổi, và thay đổi rất nhanh, nhất là ở khu vực thành thị, nơi người dân có mức sống cao, nhưng lại khó nâng cao thu nhập của mình cũng như tạo ra được một khoản dự trữ.

Các gia đình luôn phải đối mặt với các vấn đề tài chính chung, trong cả hiện tại và tương lai, vì vậy việc ngồi lại và cùng nhau bàn bạc cho một kế hoạch chung, càng sớm càng tốt.

Sau đây sẽ là những hướng dẫn tối thiểu để bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay, dù bạn đã kết hôn hay đang chuẩn bị cho điều đó.

 

1. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sở hữu một căn nhà?

Hãy dành thời gian để suy nghĩ  về kiểu ngôi nhà bạn mong muốn sở hữu. Đặt cho bản thân các câu hỏi như: Bạn thật sự muốn ở trong nội thành hay đi xa một chút ra ngoại thành, bạn muốn mua để sở hữu hay chỉ thuê nhà để giảm chi phí?

Các chủ đề khác liên quan bạn cũng cần đề cập đến như là khoảng cách tới nơi làm việc của người lớn và trường học tập của các con. Nếu cần đi vay để mua nhà thì cần tính toán vay bao nhiêu và trả bao nhiêu hàng tháng là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

 


Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc sở hữu một căn nhà?

 

2. Bạn và vợ/chồng mong muốn có bao nhiêu đứa con?

Chủ đề này có thể quen thuộc và được đề cập đến trước đó , nhưng hãy làm rõ thêm về kế hoạch chi tiết của bạn.

Thay vì nói “vì chúng ta có ngần này tiền, nên ta sẽ có n đứa con”, bạn hãy nói “với 1 đứa con, chúng ta sẽ có kế hoạch thu nhập như này, với 2 đứa trẻ, chúng ta sẽ làm như sau”.

3. Bạn đã tính toán về con đường học tập của con mình chưa?

Phần lớn gia đình tại Việt Nam tiếp tục chu cấp cho con cái học đại học, nhưng một số phụ huynh muốn tin rằng sau 18 tuổi con của họ có thể tự có được nguồn tài chính, để tự chi trả phần nào đó, mà vẫn có thể tiếp tục đi học. Một số khác lại sẵn sàng trợ giúp con mình ngay cả khi đã đi làm và cả lúc lập gia đình.

Hãy chắc chắn bạn có trao đổi về tầm nhìn của mình đối với tương lai của chúng, và chuẩn bị các kỹ năng tương xứng.

4. Nếu gia đình bạn có những khoản nợ thì những khoản nợ này tác động như thế nào đến đời sốn gia đình bạn?

Nhiều người ngại nói ra các khoản nợ của bản thân, nhất là nam giới, ở Việt Nam. Dù vậy, che giấu các khoản nợ có thể mang tới sự thiếu tin tưởng từ vợ - chồng của bạn. Chắc chắn rằng bạn có ngồi lại và thẳng thắn nói chuyện với nhau về các khoản nợ và kế hoạch trả nợ của bạn.

Thực tế, không phải khoản nợ nào cũng xấu, rất nhiều khoản nợ là tốt, và nhiều lợi ích cho cuộc sống gia đình, ví như vay mua nhà hoặc vay mua ô tô. Quan trọng là bạn xây dựng một kế hoạch trả nợ tốt, cân đối được với các khoản chi tiêu khác của gia đình.

5. Bạn sẽ chi tiêu tiền cho việc các việc gì, khi rảnh rỗi?

Rất nhiều người sẽ bỏ qua chủ đề này, vì chúng hoặc rất nhỏ, ví như chỉ là đưa vợ - chồng bạn đi ăn bữa tối ở ngoài nhà hàng, hoặc rất lớn, ví như một chuyến du lịch nước ngoài và mỗi người sẽ hành xử theo thói quen từ trước khi kết hôn của mình.

Thực tế, cách chi tiêu cho sở thích cá nhân này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm, và từ đó ảnh hưởng tiếp tới các kế hoạch tài chính khác, to lớn và cấp bách hơn, ví như trả nợ hay mua mua nhà trong tương lai.

Càng biết chính xác mình sẽ tiêu gì trong tương lai, bạn càng có thể tiết kiệm được tiền đúng kế hoạch.

6. Thời điểm mà bạn sẽ nghỉ hưu?

Đây cũng là chủ đề nhiều người không muốn nhắc tới, tệ hơn là không thể tự quyết được bao giờ mình sẽ nghỉ hưu. Đừng để quá già mới nghỉ hưu, tốt hơn bạn nên nghỉ hưu khi kiếm đủ tiền cho bản thân và các con.

Bạn sẽ trao đổi về khi nghỉ hưu mình sẽ trông như thế nào, với một kế hoạch chăm sóc sức khỏe. Trao đổi về chủ đề này không chỉ tăng thêm sự tin tưởng, mà còn gia tăng trách nhiệm của bạn với chính mình và người liên quan.

Một chú ý nhỏ là các mục tiêu tài chính của bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn người vợ - chồng. Vấn đề quan trọng hơn cả là đối phương nhận thức, và có năng lực nhận thức đúng đắn về các vấn đề trong cuộc sống hay không.

Các bạn có thể liên tục bồi đắp tri thức của mình qua sách báo, gặp các chuyên gia tư vấn, hoặc đơn giản là nói chuyện thật nhiều để tìm điểm chung. Nếu hai người có thể lắng nghe và hiểu được các vấn đề, đó là lúc có thể băt đầu sống chung với nhau.

Tham khảo từ Vietnambiz