Học ngay kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính là một kỹ năng có thể học được, hãy thay đổi suy nghĩ và trau dồi kiến thức để có được sự cân bằng về tài chính, an tầm tinh thần cho tương lai.

Khoảng cách lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là kỹ năng quản lý tài chính. Người giàu biết cách tiêu tiền khôn ngoan và tiết kiệm hợp lý, người nghèo lại hay trốn tránh vấn đề về tiền bạc với lý do không có nhiều tiền để quản lý.

Các chuyên gia tài chính đã nhận xét rất nhiều người không chú tâm đến kỹ năng quản lý tài chính và thường khi họ bắt đầu để ý thì đã kịp hình thành cho mình những thói quen sử dụng tiền không tốt. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý tài chính là một kỹ năng có thể tự học bằng cách rèn luyện và sửa đổi thói quen chi tiêu không suy nghĩ cẩn thận, vượt qua các rào cản văn hóa và trở ngại tâm lý.

Nguyên nhân nào khiến chúng ta không thể kiểm soát tài chính?

Thường việc quản lý tài chính kém bắt nguồn từ rất nhiều điều kết hợp. Văn hóa và xã hội thường ảnh hưởng đến khả năng này: Tại Việt Nam, những đứa trẻ từ bé đã được bố mẹ, ông bà dạy về sự tế nhị khi nói về tiền nong với tâm lý bao bọc. Bạn không được hỏi người khác họ kiếm được bao nhiêu tiền và đang đầu tư vào những gì, hay cha mẹ bạn luôn mong muốn giữ bạn trong ‘vùng tài chính an toàn’ để định hướng những gì bạn làm…

Chính vì vậy, việc trau dồi một kỹ năng quản lý tài chính mà không có thầy cô dạy dỗ hay những người đi trước chia sẻ kinh nghiệm trở nên khó khăn, nhiều khi khiến giới trẻ mặc kệ vấn đề này.

Lối đi nào cho giới trẻ để khắc phục kỹ năng quản lý tài chính?

  1. Đặt mục tiêu cụ thể: phân chia thu nhập ra các mục cần chi tiêu và thực hiện là hành động hiệu quả giúp bạn kiểm soát khủng hoảng chi tiêu. Ví dụ quy tắc 10-10-10-15-55, dùng 10% cho giáo dục, 10% tiết kiệm và đầu tư, 10% để dành hưởng thụ mua đồ, 15% đề phòng trường hợp khẩn cấp và 55% dành cho chi phí sinh hoạt
  2. Tìm động lực cụ thể: Đây là đòn bẩy thực sự giúp bạn thực hiện ước mơ quản lý tiền bạc rất tốt. Ví dụ, đi du lịch nhiều hơn, tự thuê 1 căn hộ để ở riêng, sở hữu 1 chiếc xe máy, ô tô trả góp là những mục tiêu cụ thể giúp bạn bắt đầu cải thiện kỹ năng quản lý tài chính
  3. Ghi chép lại: Hầu hết chúng ta có suy nghĩ việc viết lại các chi tiêu hằng ngày là tốn thời gian và không cần thiết. Nhưng nếu thử thực hiện sau một tháng, có thể bạn sẽ ngạc nhiên về số tiền mình đang bỏ ra để mua những thứ không cần thiết

Câu chuyện về “người bạn” quản lý tài chính?

Cây bút và tờ giấy là công cụ hoàn hảo để quản lý tiền - Kristin Wong

Tác giả của cuốn sách Get Money: Live the Life You Want, Not Just the Life You Can Afford - Kristin Wong chia sẻ cô đã thử tập thói quen sử dụng sổ và bút để ghi lại số tiền chi tiêu hằng ngày. Cuối tháng sau khi ghi chép, cô xem lại và nhiều lúc bất ngờ vì cách tiêu tiền nông nổi và bốc đồng của mình. Từ lâu việc tiêu xài hoang phí này đã trở thành một thói quen khó sửa với cảm giác bứt dứt khó chịu nếu không được tiêu tiền.

Chúng ta phải sống chung với thói quen tiêu xài xấu này suốt đời hoặc cố gắng nỗ lực hết mình để sửa nó.

Kristin Wong còn chia sẻ nhũng ứng dụng áp dụng công nghệ vào việc quản lý tài chính cũng có thể giúp ích cho các bạn trẻ trong việc quản lý tài chính.

Kỹ năng quản lý tài chính là một thói quen

Làm sao để thay đổi thói quen? Hãy bắt đầu bằng cách thay đổi suy nghĩ thường ngày, tâm lý chi tiêu của bạn.

Một cửa hành kinh doanh bán bánh mì cho khách hàng 2 lựa chọn trong thực đơn của họ: một loại bánh mì trị giá 45.000 và một loại trị giá 35.000đ. Thông thường khách hàng sẽ suy nghĩ: “Chà, ai lại ăn bánh mì tận 45.000 nhỉ” và khi nhìn thấy chiếc bánh 35.000 họ sẽ mua ngay chiếc bánh giá rẻ hơn. Song, thật sự bạn không “hời” như mình nghĩ vì đó chỉ là một cách thúc đẩy bán hàng đang ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của bạn.

Các mã giảm giá, voucher cũng là một cách đánh vào tâm lý khách hàng khiến nhiều người mong muốn mua sắm nhiều hơn.

đừng để các voucher quá ảnh hưởng đến quyết định mua sắm

Việc có kiến thức để có thể điều khiển tâm lý, cảm xúc là điều quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính.

Những tính cách tài chính (Money Personality)

Theo tiến sĩ, nhà tâm lý học tài chính Bradley T. Klontz, có 4 kiểu tính cách tài chính phố biến:

  • Trốn tránh tiền (Money Avoidance): bạn không đặt nặng tầm quan trọng của đồng tiền và tự thuyệt phục mình để không quan tâm đế nó
  • Địa vị hóa đồng tiền ( Money Status): những người có tiền sẽ có địa vị xã hội cao là suy nghĩ của bạn. Dạng người này thường có thói quen sử dụng tiền để gây ấn tượng với những người xung quanh nên thường gặp rủi ro trong tài chính.
  • Tôn thờ tiền (Money Woship): bạn suy nghĩ rằng đồng tiền là công cụ hoàn hảo để giải quyết tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống
  • Cảnh giác tiền (Money Vigilance): những người thuộc nhóm này thường không muốn chia sẻ về thu nhập, không chi tiêu quá mức. Những người này có thể không hưởng thụ những lợi ích mà đồng tiền có thể mang lại, những tính cách tài chính này không có tác động quá tiêu cực


Mỗi người đều có thói quen tiêu tiền khác nhau nên hãy xác định xem bản thân xếp vào loại tích cách tài chính nào. Sau đó cải thiện kỹ năng tài chính bằng cách loại bỏ những thói quen tiêu cực và phát triển những điều tích cực của tính cách.

Thực tế cho thấy hiếm có ai hài lòng với số tài sản và tiền mình đang có và luôn muốn phát triển bản thân. Vì vậy, các kỹ năng quản lý tài chính của bạn cũng nên phát triển cùng với bạn và được trau đồi suốt cuộc đời.

Đừng suy nghĩ kỹ năng quản lý tài chính học được qua một đêm hoặc một thời gian ngắn – kỹ năng này sẽ được hình thành và phát triển từ những thói quen bổ trợ cho nhau. Chú ý đến bản thân, dành thời gian để học hỏi, thiết lập những thói quen tốt và loại bỏ những thói quen xấu là chìa khóa để quản lý được tài chính.

Kỹ năng quản lý tài chính cũng không liên quan đến việc bạn có hay kiếm được bao nhiều tiền, một khi đã xác định được tính cách, quan điểm tài chính của bản thân, hãy ghi nhận chi tiêu, chỉ ra những thoi quen xấu để khắc phục bằng thói quen tốt, bạn sẽ luôn cảm thấy sự tự tin, vững vàng bước tới tương lai hạnh phúc.