Thói quen tài chính nên bắt đầu từ 25 tuổi

Muốn xây dựng cuộc sống tự lập và trưởng thành ở tuổi 25, bạn không thể bỏ qua những thói quen quản lí tài chính cá nhân này.

Độ tuổi 25 khiến chúng ta bận rộn với những sự kiện trong lớn trong cuộc đời như tốt nghiệp đại học, kiếm được việc làm ổn định, và việc tự quản lí chi tiêu cá nhân là nền móng xây dựng cho sự độc lập tài chính trong tương lai.


Libby Leffler - Phó chủ tịch hội đồng quản trị công ty tài chính cá nhân SoFi đã tặng 5 lời khuyên tài chính dành cho các bạn trẻ ở độ tuổi 25 để bắt đầu cuộc sống tự lập.

 

1. Hiểu rõ những khoản chi

Điều quan trọng là phải biết rõ khả năng kiếm tiền của bản thân, tức là mỗi tháng bạn sẽ kiếm khoảng bao nhiêu tiền và bạn sử dụng từng khoản tiền vào việc gì và kiểm soát những sự chi tiêu đó sao cho không lãng phí.

Nếu bạn nhận ra 20% số tiền thu nhập của mình chỉ để dành riêng cho việc ăn chơi linh tinh thì bạn nên suy nghĩ lại ngay. Bạn nên chú tâm quản lí chi tiêu cá nhân hằng tháng của mình sao cho phù hợp với khả năng kiếm tiền của bản thân. Từ việc quản lí những khoản chi tiêu đó, hãy tinh mắt nhận ra những xu hướng chi tiêu của mình và điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu tài chính tương lai.

2. Thói quen trả trước

Libby Leffler khuyên mọi người trẻ ở độ tuổi 25 nên xây dựng thói quen tự tính toán và trả trước các chi phí sinh hoạt cho tháng tới, sau khi đã thanh toán hết các phí thiết yếu hiện tại.

Với mỗi số tiền đã tính toán để chi trả cho tháng sau, bạn có thể ước lượng số tiền tối thiểu phải chi trả để không phải nợ nần, đi qua giới hạn trước khi quyết định mua sắm hay giải trí cùng bạn bè

3. Đầu tư dài hạn

Xem xét các cách thức để tăng thu nhập mỗi tháng hoặc đầu tư cho những khoản dài hạn bên cạnh công việc chính là việc làm khôn ngoan. Leffler nhắc đến việc quan tâm đến thị trường chứng khoán hoặc sử dụng số tiền nhàn rỗi vào những khoản tiết kiệm hoặc mua bảo hiểm nhân thọ là những gợi ý tuyệt vời thay vì để tiền trong tủ.

Bạn biết đâu là các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn để xác định các khoản đầu tư quan trọng.

Chẳng hạn mục tiêu là ngắn hạn có thể là những khoản quỹ tiết kiệm khẩn cấp, đề phòng những trường hợp rủi ro như đóng tiền viện phí, mất việc làm, để tiền mặt để dễ rút. Mục tiêu dài hạn là các khoản tiền nghỉ hưu, cổ phiếu, đầu tư mua bảo hiểm nhân thọ

4. Người bạn hỗ trợ

Khi có một người bạn hỗ trợ và giúp đỡ, việc chịu trách nhiệm các vấn đề tài chính sẽ dễ dàng hơn nhiều. Hãy thử tìm cho bản thân một người bạn tốt có những mục tiêu tài chính tương tự như của bạn để chia sẻ và cùng nhau phấn đấu. Chẳng hạn, nếu không thể mua một chiếc váy yêu thích và tiếc nuối thì những lời động viên của người bạn thân sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng

Nhắc nhở người bạn khi họ chi tiêu quá mức cần thiết

5. Không ngừng phấn đấu và đòi hỏi cao hơn

Leffler chia sẻ rằng việc đối mặt với quyết định nghề nghiệp quan trọng cho tương lai của bạn ở tuổi 20 thật không thực tế. Mỗi người sẽ trung bình thay đổi khoảng 4 công việc trong 10 năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học. Việc thay đổi công việc có thể đem lại những sự trải nghiệm mới, với những cơ hội thú vị nhưng việc cần làm là đánh giá và xem xét các điều kiện làm việc cụ thể như mức lương, tiền thưởng và thời gian nghỉ phép.
Một nghiên cứu được thực hiện tại SoFi cho thấy hơn một nửa số nhân viên của các công ty cảm thấy khối lượng công việc không phù hợp với mức lương của họ và chỉ 1 phần 3 số người đó lên kế hoạch làm điều gì đó để tăng lương.