Mẹo để tài chính gia đình luôn ổn định

5 mẹo giúp các bậc phụ huynh đảm bảo tài chính ổn định cho gia đình

Các mẹo giúp đảm bảo tài chính gia đình không quá ‘lao đao’ trước những bất cập.

Những thay đổi ‘chóng mặt’ của nền kinh tế - xã hội quốc gia thời nay có thể gây ảnh hưởng đến tài chính gia đình của bạn. Khi có nhiều điều ngoài tầm kiểm soát của mình, hãy áp dụng một số quy tắc dưới đây để giúp tài chính gia đình ổn định qua mọi thăng trầm của cuộc sống.

Cắt giảm những chi phí không cần thiết
Đây là một điều không dễ dàng, nhưng khi phải đối mặt với những thay đổi lớn, đây lại là một quy tắc cần thiết. Bám sát ngân sách khi bạn không cần phải là thời điểm tốt nhất để đánh giá trung thực về nơi bạn và gia đình có thể chi tiêu quá nhiều.

Hãy xác định những phương cách cắt giảm chi tiêu mà không khiến bạn phải hy sinh hạnh phúc: mượn sách từ thư viện thay vì mua sách mới; chuẩn bị cơm trưa từ tối hôm trước thay vì ra ngoài ăn…

Xây dựng quỹ khẩn cấp

Bạn có biết rằng 60% người Mỹ cảm thấy khó khăn khi phải xử lý các chi phí từ 500-1000 đô la (khoảng 12 – 23 triệu đồng). Hãy xây dựng cho mình và gia đình một quỹ khẩn cấp để không rơi vào tình cảnh nợ nần và stress khi bất cập xảy đến.

Bạn có thể bắt đầu từ những khoản nhỏ nhất mỗi tháng chứ không cần phải dành ra quá nhiều, dẫn đến ảnh hưởng đến chi tiêu.

Kiểm soát tín dụng

Một trong những cách tốt nhất để giữ tài chính gia đình ổn định là luôn xử lý các khoản nợ nần và giữ tình trạng tín dụng của bạn ở trạng thái tốt. Hãy xem xét lại các sao kê, báo cáo về tín dụng và luôn đảm bảo thanh toán tín dụng đúng hạn.

Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, hãy kiểm tra lãi suất của bạn. Nếu tỷ lệ có vẻ cao, hãy gọi cho nhà cung cấp để thương lượng tỷ lệ lãi suất trăm hàng năm (APR) thấp hơn. Cố gắng trả hết thẻ mỗi tháng và tránh tiêu thêm nhiều bằng thẻ tín dụng.

Bạn càng chi ít tiền mỗi tháng cho việc trả nợ, bạn càng có thể tiết kiệm nhiều hơn.

kiểm soát tín dụng để quản lý tài chính gia đình

Cùng hành động với cả gia đình

Khuyến khích con bạn bắt đầu tiết kiệm tiền sớm nhất có thể. Cho phép con làm thêm sau giờ học từ những việc đơn giản như trông trẻ, giúp đỡ việc nhà và cho phép con quản lý số tiền mình đã kiếm được là một cách để trẻ học hỏi về quản lý tài chính từ nhỏ.

Trao đổi với các thành viên khác trong gia đình về cách bạn đang phân chia ngân sách và cùng chuẩn bị cho những điều có thể ảnh hưởng đến tài chính gia đình. Cùng nhau lên kế hoạch và thảo luận theo một lịch cố định.

Đánh giá lại kế hoạch bảo vệ của bạn

Tiết kiệm rất quan trọng, nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo rằng gia đình của mình sẽ được chăm sóc nếu điều bất cập xảy ra. Nếu một trong những trụ cột gia đình gặp phải rủi ro, bảo hiểm nhân thọ có thể giúp thay thế nguồn thu nhập đó, trang trải các khoản nợ nần và chi phí mai táng.

Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về cách bạn và gia đình có thể chuẩn bị trước những thăng trầm của cuộc sống. Với những chiến lược và nguyên tắc phù hợp, tài chính gia đình sẽ được ổn định và an toàn hơn.