5 điều nên làm trước tuổi 40

Kế hoạch tài chính trước tuổi 40

Ở tuổi 40, bạn đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và có một gia đình yên ấm với những đứa trẻ. Nhưng nếu bạn không nắm bắt thời cơ chuẩn bị thật nhanh và thật kỹ, khoảng thời gian ấy sẽ trôi qua nhanh chóng trước khi bạn kịp nhận ra.

Nhờ vào những quyết định tài chính thông minh ở những năm 20 – 30 tuổi nên giờ đây bạn đang có một cuộc sống viên mãn với gia đình và tài chính vững chắc. Những cũng có thể ở tuổi 40 này bạn đang phải đối diện với các vấn đề kinh tế khi phí sinh hoạt gia đình ngày càng tăng. Dù có trong tình huống nào thì khi 40 tuổi bạn cũng nên thực sự để tâm tới những mục tiêu dài hạn bất chấp bạn kiếm được bao nhiêu tiền trước đó.

1. Kiểm soát chi tiêu

Bạn cần lên kế hoạch để bắt đầu kiểm soát chi tiêu hiệu quả:

  • Theo dõi chi tiêu: Ghi chép hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ kiểm soát tài chính. Điều này có thể khiến bạn giật mình bởi số tiền bạn tiêu cho thức ăn nhanh hoặc mua sắm online.
  • Xây dựng ngân sách chi tiêu hợp lý: Chi cho những vấn đề thiết yếu trước tiên như thực phẩm, điện nước, nơi ở và các khoản nợ cần thanh toán. Sau đó là dành một khoản nhất định cho quỹ hưu trí.
  • Cân nhắc trước khi mua hàng: tự hỏi liệu nó có thật sự cần thiết hay không? Nếu bạn thực sự cần và muốn một món đồ nào đó, hãy tìm cách sở hữu nó với giá rẻ nhất như: mượn, cho thuê nó hoặc sử dụng các trang web so sánh giá để tìm nơi bán hợp lý nhất. Dần dần nó sẽ giúp bạn tự hạn chế những nhu cầu mua sắm ngẫu hứng của chính mình.

2. Có quỹ dự phòng khẩn cấp

Chỉ có một số ít những người siêu may mắn mới không phải đối mặt với những khoản chi phí bất ngờ như: bị sa thải, ốm nặng…Do vậy, bạn nhất thiết phải xây dựng riêng cho mình một quỹ dự phòng khẩn cấp để đảm bảo tài chính trong ít nhất từ 3 tới 6 tháng và tốt nhất là 1 năm.

3. Trả bớt các khoản nợ cá nhân

Các khoản nợ và lãi suất đi kèm sẽ cướp đi các cơ hội đầu tư, tiết kiệm và quan trọng hơn cả nó sẽ khiến bạn ngày càng khó đạt được mục tiêu tài chính như dự kiến.

4. Chuẩn bị tài chính khi về hưu

 Luôn có kế hoạch hưu trí càng sớm càng tốt.

Bạn cần lên kế hoạch hưu trí càng nhanh càng tốt và tăng dần số tiền tiết kiệm bởi thời gian không đợi chờ ai. Hãy tự hỏi mình nếu hiện tại mình không thể để dành được bất cứ xu nào thì điều gì khiến bạn tự tin rằng khi bạn sẽ tiết kiệm được sau này khi mà sức khỏe bạn đã bị bào mòn.

5. Mua bảo hiểm

Để phòng trừ cách trường hợp xấu, hãy tìm một giải pháp bảo vệ những di sản của bạn. Lý tưởng nhất thì bạn nên mua bảo hiểm khi còn trẻ và duy trì trong khoảng 20 tới 30 năm. Hãy nói chuyện với các đại lý bảo hiểm và lựa chọn điều khoản không rút ngang và khóa tài khoản để đảm bảo việc bạn không dùng tới số tiền cần tiết kiệm ấy.

Mua bảo hiểm để chuẩn bị cho tương lai 

Tương lai sẽ tới nhanh hơn bạn nghĩ và tưởng tượng xem bạn sẽ ra sao nếu không có bất cứ sự chuẩn bị nào trong tay? Hãy bắt tay ngay bạn nhé.

Theo CafeF