10 lời khuyên giúp bạn cảm thấy hạnh phúc về tài chính

Quản lý tài chính, chi tiêu không nên là nguồn tạo stress cho bạn. Dưới đây là 10 điều những người hạnh phúc về tài chính áp dụng để giảm lo âu và kiếm soát tiền bạc tốt hơn.

Nghiên cứu cho thấy không phải cứ có nhiều tiền, nhiều tài sản là sẽ cảm thấy hạnh phúc về tài chính. Dưới đây là 10 lời khuyên từ những người luôn cảm thấy hạnh phúc, thoải mái trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân. Hãy cùng tham khảo và áp dụng nhé:

Quản lý thu nhập không nên là nỗi ám ảnh

1. Dần dần đạt mục tiêu

Những người cảm thấy hạnh phúc về tài chính chia sẻ rằng: bạn không cần phải hoàn thành tất cả mọi công việc, mọi mục tiêu tại một thời thời điểm. Hiện tại khả năng tài chính của bạn chưa cho phép bạn sở hữu một chiếc ô tô, vậy tại sao bạn không bắt đầu tiết kiệm tiền hàng tháng cho một chiếc ô tô đã qua sử dụng? Phân chia từng mục tiêu tài chính thành những bước nhỏ sẽ giúp bạn thấy việc đạt được những mục tiêu lớn không khó như mình nghĩ.

2. Không ám ảnh để cân bằng tài khoản ngân hàng

Việc ám ảnh và suy nghĩ quá nhiều về những con số trong tài khoản ngân hàng không giúp nhiều cho bạn. Lời khuyên của những người hạnh phúc trong quản lý tài chính là không nên quá tập trung vào con số đó ngay cả khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Thay vào đó, hãy nhìn qua con số 1 lần và tập trung lập kế hoạch đa dạng hóa các nguồn thu nhập của bản thân, bạn sẽ thấy điều này hữu ích và giúp tinh thần bạn thoải mái hơn việc suy ngẫm về con số mà không hành động gì.

3. Tiêu xài trong khả năng

Những người hạnh phúc về tài chính biết khoản chi tiêu hằng tháng của họ là bao nhiêu và họ phải chi trả cho những khoản thiết yếu nào. Từ đó họ phân bổ đủ khoản tiền cho những hóa đơn và đảm bảo không chi tiêu quá mức quy định. Việc đầu tiên bạn nên bắt đầu làm đó là hiểu rõ mình đang tiêu bao nhiêu và thu nhập bao nhiêu, từ đó xác định được khả năng tài chính của mình.

4. Trả hết số dư tín dụng để có điểm tín dụng tốt, không có nợ xấu

Những khoản nợ treo trong tài khoản ngân hàng không nên để tồn quá lâu. Bạn nên trả các hóa đơn hàng tháng để giữ điểm tín dụng tốt, không bị nợ xấu. Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) có chức năng lưu trữ các thông tin tín dụng của mọi cá nhân tại Việt Nam, nên hãy đừng để bản thân bị rơi vào danh sách nợ xấu của CIC. Việc giữ điểm tín dụng của bạn tốt cũng sẽ giúp bạn thực hiện tốt các mục tiêu tài chính trong bước 1.

5. Lên kế hoạch cho những rủi ro tương lai

Không ai muốn gặp phải rủi ro về tài chính, nhưng không thể nói trước được tương lai. Rủi ro có thể là tai nạn giao thông, hỏng xe ô tô do va chạm, gặp vấn đề về sức khỏe, bị đuổi việc hoặc mất đi khả năng làm việc. Những rủi ro như vậy thường hiếm xảy ra nhưng cần chuẩn bị trước đề phòng bị đẩy vào tình huống khó khăn. Những người hạnh phúc về tài chính thường ít lo lắng về những rủi ro tương lai hơn vì họ đã lên kế hoạch cụ thể cho những rủi ro này, ít nhất với một khoản dự phòng khoảng 6 tháng thu nhập của bản thân. Đối với những mục tiêu dài hạn hay rủi ro lớn hơn về sức khỏe, tính mạng, họ cũng sẽ chuẩn bị trước để gia đình mình không rơi vào tình trạng tài chính báo động với bảo hiểm nhân thọ.

6. Không mua sắm một cách bốc đồng

Mua sắm liên tục có thể khiến tâm trạng khá hơn khi bạn đang buồn, nhưng đó là điều không cần thiết. Những người hạnh phúc về tài chính thường không ra ngoài và mua liên tục 3 đôi giày chi để giúp họ vui lên. Họ chỉ mua 1 đôi khi cảm thấy cần thiết. Điều này không chứng tỏ sự tằn tiện, mà chỉ đơn giản là học cách kiểm soát cảm xúc, không ‘vung tay’ khi gặp vấn đề về tâm lý.
Hãy biết lắng nghe tinh thần và giải quyết vấn đề từ gốc rễ chứ không mua sắm nhằm giảm bớt một cảm xúc.

Mua sắm thiếu tính toán có thể dẫn đến tình trạng mất quản lý tài chính

7. Cảm thấy thoải mái với những gì mình có

Một lý do khác giúp người hạnh phúc về tài chính không mua sắm một cách thiếu kiểm soát là họ cảm thấy hạnh phúc vì những gì mình đang có. Họ không thấy cần sơ hữu điện thoại thông minh công nghệ mới nhất hay cả tủ quần áo đầy những bộ đồ lộng lẫy mà rất ít khi mặc. Những thứ đó không quan trọng bằng sự ổn định về tài chính, vì vậy họ hạn chế những ham muốn tiêu tiền vô lý, thiếu kiểm soát.

8. Họ vay tiền một cách thông minh

Những người vay tiền thông minh thường xem xét tất cả những lựa chọn khả thi trước khi quyết định vay. Bằng cách đó, họ sẽ không sa lầy vào những khoản nợ với lãi quá cao. Do vậy, bạn cần chắc chắn rằng khi đi vay, tìm hiểu toàn bộ những điều khoản vay để hiểu thật rõ về giải pháp tài chính đang dược giới thiệu cho mình và xác định giải pháp phù hợp với mục đích của bản thân và khả năng chi trả trong tương lai.

9. Không quên lãng kế hoạch hưu trí

Khi bạn ở độ tuổi 25, kế hoạch hữu trí nghe thật điên rồ vì khoảng thời gian đó còn ở rất xa trong tương lai. Hoặc đơn giản bạn chỉ nghĩ rằng việc sở hữu tiền cho hiện tại quan trọng hơn việc để dành nó cho 20, 30 năm nữa. Nhưng những người hạnh phúc về tài chính lại nhìn nhận điều nay khác đi: Họ xem số tiền hưu trí như một khoản đầu tư và sẽ được sử dụng trong tương lai khi họ cần đến nó nhất.

10. Không từ bỏ

Đừng để tiền kìm hãm tinh thần của bạn. Mọi mục đích đều có thể đạt được nếu bạn cố gắng. Những người thành công thường không liên tục kiểm tra tài khoản ngân hàng hay không từ bỏ việc tiết kiệm hằng tháng, đặt mục tiêu tiết kiệm và kế hoạch hữu trí cho tương lai. Họ không tiêu xài tiền bạc một cách hoang phí rồi sau đó đi vay tiền ở những công ty hỗ trợ tài chính với khoản lãi khổng lồ. Họ không vì căng thẳng, buồn bã mà từ bỏ kế hoạch tài chính của bản thân.

Bạn luôn có thể cải thiện tình hình tài chính của mình bằng cách bắt đầu chi tiêu khôn ngoan và tiết kiệm, đầu tư cho tương lai từ những khoản nhỏ. Một ví dụ là chỉ cần bỏ ra khoảng 10% thu nhập hàng tháng của mình cho một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bạn đã có thể có được một kế hoạch hưu trí khá toàn diện và an toàn cho sau này.

Theo Lifehack