6 lời khuyên từ chuyên gia giúp trẻ thoát béo phì

Hãy giúp trẻ tránh xa béo phì với các lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia sức khoẻ

Béo phì là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho trẻ em. Các bậc phụ huynh cần giúp trẻ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với các bài tập khoa học để cải thiện ngay sức khoẻ của bé. 9 lời khuyên dưới đây được đúc kết từ nghiên cứu khoa học của các chuyên gia sức khoẻ trẻ em hàng đầu thế dưới hiện nay.

 

Áp dụng các bài tập với thời gian luyện tập phù hợp và cùng tham gia với trẻ

Các phụ huynh luôn cần lưu ý rằng, trẻ em thường rất hiếu động nên các hoạt động tập thể có tác dụng bồi dưỡng nhân cách của trẻ sẽ rất phù hợp. Hãy cùng trẻ thực hiện các buổi vận động và các bài tập luyện đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc các môn thể thao đội nhóm như bóng đá, bóng rổ và cầu lông. Đây đều là các môn thể thao đơn giản và không tốn nhiều chi phí. Bạn có thể cùng trẻ đi bộ hoặc chạy quanh công việc vào buổi sáng sớm để vừa tạo thói quen dậy đúng giờ vừa giúp trẻ vận động một cách đều đặn hàng ngày. Bạn cũng có thể đưa trẻ tham gia đá bóng, chơi bóng rổ cùng bạn bè vào buổi chiều tối tuỳ theo sở thích của bé. Khi có cha mẹ đi cùng, bé sẽ luôn cảm thấy an toàn và dễ dàng cởi mở với cha mẹ hơn.

Hướng dẫn bé tham gia các công việc nhà

Các công việc nhà quen thuộc như quét nhà lau nhà, tưới cây, dọn vườn, lau dọn đồ dùng gia đình sẽ rất hữu ích cho sự vận động của trẻ. Dần dần, các bé sẽ có thêm thói quen tự lập với các kỹ năng sống cơ bản này. Hãy tạo niềm vui cho trẻ bằng các phần thưởng nhỏ sau khi hoàn thành mỗi công việc, có thể là nhũng món quà, thiệp hoặc đơn giản hơn là lời khen ngợi và động viên.

Không tạo ra thêm các áp lực cho trẻ

Tuyệt đối tránh tạo ra những áp lực tâm lý cho trẻ. Ở độ tuổi phát triển, tâm lý của trẻ chưa ổn định dẫn đến việc dễ bị tổn thương do lời nói từ người khác. Thay vì chê bai cười giễu, hãy động viên trẻ hàng ngày một cách khéo léo. Hãy tạo dựng sự tự tin cho trẻ để dần dần cải thiện cân nặng và dáng vóc.

Tạo thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ

Đây là một thói quen vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới dinh dưỡng và quá trình trao đổi chất của trẻ. Việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm chậm trao đổi chất, cơ thể mệt mỏi, uể oải, tính tình trẻ trở nên thất thường, nếu thành thói quen sẽ rất khó thay đổi. Hơn nữa, việc thức muộn sẽ khiến trẻ có cảm giác thèm ăn vặt, rất có hại cho sức khoẻ. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng trên thế giới, thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ là từ 21h-21h30 và thời gian tỉnh dậy lý tưởng là 5h30-6h.

Giới hạn thời gian ngồi trước màn hình tivi, máy vi tính và điện thoại

Các nhà khoa học về dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng, trong thời gian tiếp xúc với màn hình tivi và điện thoại, quá trình trao đổi chất trong cơ thể của trẻ diễn ra chậm hơn đáng kể so với bình thường. Đồng thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị sớm cho trẻ cũng như các triệu chứng tự kỷ và các bệnh về khúc xạ mắt. Nếu để trẻ dành quá nhiều thời gian vào màn hình máy tính và điện thoại, bạn đang gián tiếp để trẻ dần dần xa lánh thế giới xung quanh và làm giảm khả năng giao tiếp xã hội. Một gợi ý nhỏ cho bạn là hãy dành thời gian chơi với trẻ nhiều hơn, cho trẻ hoà đồng với bạn bè hàng xóm hoặc đơn giản là nuôi những vật nuôi nhỏ trong nhà mà trẻ yêu thích.

Luôn quan tâm tới trẻ

Hãy luôn đảm bảo sự an toàn cho trẻ bằng tất cả sự quan tâm của bạn. Hãy để trẻ cảm nhận được sự bao bọc từ bạn, giúp trẻ thoả sức vận động và khám phá trong sự quan sát của bạn. Bạn luôn cần theo dõi tình hình sức khoẻ của bé trước-trong-sau khi tập luyện để tính toán những bài tập phù hợp hoặc để trẻ nghỉ ngơi khi thấy trẻ có dấu hiệu chấn thương hoặc mệt mỏi. Đồng thời, luôn duy trì quan sát trọng lượng và sự phát triển cở thể của trẻ để có những kế hoạch vận động phù hợp.

Hãy dành thời gian với trẻ, hiểu và quan tâm nhiều tới tâm lý cũng như sức khoẻ của trẻ

Đặc biệt, hãy tự mình làm một tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Một điều kỳ lạ mà chúng ta cần hiểu rõ chính là trẻ em thường không nghe lời nhưng lại bắt chước những gì người lớn làm hàng ngày. Hãy biến lời nói của bạn là hành động tương ứng với ngay cả bản thân mình và cùng trẻ thực hiện nó.

Theo Phương Hoa – Báo Dạy Con (daycon.com.vn)