Thiết lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện: phần 3

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình để bảo vệ sức khỏe một cách tổng hợp và dài lâu, tương lai hạnh phúc hơn.

Có sức khỏe là bạn đã hoàn thành được một phần trong việc đảm bảo cho tương lai hạnh phúc – nếu không có sức khỏe, bạn sẽ không thể cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn.
Để đạt được mục tiêu sức khỏe, bạn cần phải thiết lập một kế hoạch thực hiện, theo dõi và duy trì để có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình một cách toàn diện.

Khi đã nhìn nhận, đánh giá tình hình sức khỏe của mình qua nhiều khía cạnh và thiết lập các mục tiêu theo những khía cạnh đó, đã đến lúc bạn lên kế hoạch và theo dõi quá trình thực hiện của mình.

Phần 3: Thiết lập và theo sát kế hoạch chăm sóc sức khỏe

1. Xác định khía cạnh cần phải cải thiện

Bắt đầu chấm điểm cho từng khía cạnh sức khỏe của mình bằng cách khách quan nhất đồng thời có một thang đo nhất định để so sánh các tiêu chí với nhau. Từ 1 đến 10, hãy chấm điểm cho từng khía cạnh sức khỏe, khoanh lại những lĩnh vực với điểm số thấp mà bạn cần phải chú ý để cải thiện.
Tuy vậy, đừng quên rằng tất cả các khía cạnh trên đều có liên quan đến nhau, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, vì vậy hãy đừng quên đi những lĩnh vực đã được đánh điểm cao.

đánh giá các khía cạnh sức khỏe theo thang điểm để xác định lĩnh vực cần cải thiện

2. Viết ra mục tiêu

Khi hoàn thành bước 1 là xác định những khía cạnh cần cải thiện, bạn hãy viết ra mục tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực.
Hãy đặt cho mình 1 mục tiêu dài hạn, ví dụ là độc lập về tài chính năm 60 tuổi, hay giữ chỉ số BMI (khối cơ thể) ở mức bình thường (18-24) tới năm 60 tuổi.
Sau đó hãy viết ra những mục tiêu ngắn hạn khả thi, sẽ giúp bạn tiến đến mục tiêu lâu dài ví dụ như thiết lập thói quen uống đủ 40ml/kg cân nặng nước mỗi ngày, ăn 5 phần rau, quả mỗi ngày…
Hãy kiên nhẫn với bản thân. Bạn không thể thay đổi chính mình trong thời gian ngắn được. Theo các nhà nghiên cứu, bạn sẽ cần 21-30 ngày để tao cho mình một thói quen, nên khi nỗ lực thay đổi bạn sẽ làm được, tuy nhiền điều này sẽ đỏi hỏi thời gian.

3. Theo dõi sự tiến bộ

Việc theo dõi sự tiến bộ của mình không chỉ giúp bạn đánh giá, đo lường sự thay đổi của từng khía cạnh mà còn tạo động lực để bạn ngày một cố gắng và nỗ lực hơn nữa. Hãy đánh giá lại bản thân một cách đều đặn: Có thể là những ghi nhận đơn giản như bạn cảm thấy hài lòng hơn, có nhiều năng lượng hơn, cười nhiều hơn…
Sau đó hãy lập biểu đồ, viết nhật ký hay ghi chú vào một cuốn lịch riêng những sự tiến bộ trong sức khỏe của bạn. Đánh dấu ngày tháng của từng cải thiện và ngày mà bạn đạt được mục tiêu đầu tiên. Khi đã đạt những mục tiêu mình muốn và đến được mức sức khỏe tốt, hãy ghi lại tình hình sức khỏe của mình theo tháng hay 2 tháng 1.

theo dõi sức khỏe với một cuốn lịch riêng

4. Luôn cập nhật kế hoạch chăm sóc sức khỏe

Khi sức khỏe của bạn càng trở nên tốt hơn, sẽ xuất hiện thêm những mục tiêu khác cao hơn hoặc những mục tiêu cũ không còn đúng với bản thân nữa. Do đó, hãy đảm bảo kế hoạch của mình luôn được cập nhật sau mỗi 6 tháng. Như vậy, kế hoạch sức khỏe sẽ luôn theo sát sự phát triển cá nhân và sự tiến bộ của chính bạn.

5. Tìm kiếm sự trợ giúp

Có một người bạn đồng hành và trợ giúp mình trong hành trình này quả là một yếu tố tạo động lực và khiến bạn duy trì nỗ lực hơn. Người ủng hộ bạn sẽ giúp bạn có trách nhiệm hơn, khuyến khích động viên bạn và cùng nhau tạo một cộng đồng sống khỏe - sống ý nghĩa – sống hạnh phúc hơn.
Người này có thể là người thân, nhóm hỗ trợ, hay chuyên gia: ví dụ, nếu sức khỏe tài chính của bạn còn chưa tốt, mục tiêu dài hạn của bạn là ổn định tài chính vào năm 30 tuổi và duy trì độc lập tài chính qua năm 60 tuổi và bạn chưa biết bắt đầu tư đâu, hãy tìm đến các tư vấn viên về tài chính, bảo hiểm.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện là điều rất quan trọng, liên quan đến nhiều khía cạnh ngoài sức khỏe thể chất. Hãy thiết lập kế hoạch để đạt được những mục tiêu và hướng đến một tương lai hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Theo wikihow