Thiết lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện: phần 2

Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bản thân và gia đình là điều thiết yếu để bảo vệ sức khỏe, tinh thần của bạn, hướng tới cuộc sống hạnh phúc hơn.

Để đạt được mục tiêu, bạn cần phải thiết lập một kế hoạch thực hiện, theo dõi và duy trì kế hoạch. Để có được sức khỏe tốt cũng vậy, bạn sẽ cần thiết lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe và thực hiện để đạt được những mục tiêu sức khỏe của mình, chăm sóc cho bản thân và gia đình một cách toàn diện.

Khi nói đến sức khỏe, bạn sẽ phải nhìn vào nhiều khía cạnh như: tinh thần, xã hội, tài chính, môi trường… Sau khi bạn đã đánh giá được tình hình sức khỏe của mình theo các khia cạnh đó, bước thứ 2 trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe sẽ là thiết lập các mục tiêu sức khỏe.

Phần 2: Thiết lập mục tiêu sức khỏe

Sau khi hiểu rõ từng khía cạnh và tầm quan trọng của sức khỏe tổng thể, đây là bước để bạn vạch ra cho mình một mục tiêu và bám lấy mục tiêu ấy để đạt được một tâm hồn, một cá thể mạnh mẽ và khỏe mạnh.

1. Mục tiêu sức khỏe thể chất
Khi thiết lập mục tiêu sức khỏe thể chất, hãy duy trì tính đơn giản và tăng dần độ khó, bạn không muốn chính bản thân nhanh chóng thất vọng và nản chí vì mục tiêu quá khó để thực hiện.

  • Trao đổi với bác sỹ nhiều hơn: mục tiêu của bạn có thể là bắt đầu khám sức khỏe định kỳ, theo dõi các chỉ số của mình thường xuyên hơn. Nếu bạn bị thừa cân, nguy cơ/có bệnh tim mạch, hô hấp…hãy trao đổi với bác sỹ thường xuyên hơn nữa.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: đi bộ, đi lại nhiều hơn là một cơ hội để bạn tăng cường hoạt động thể chất. Từ đó, hãy dần dần tăng cường mức độ hoạt động và đưa một môn thể thao vào thời khóa biểu hàng ngày. Hãy chắc chắn rằng hoạt động bạn lựa chọn hợp với sở thích của mình để khi tập luyện không cảm thấy bị ép buộc. Bạn có thể bắt đầu bằng những môn thể thao đơn giản như đạp xe, bơi lội nhẹ nhàng, sau đó chuyển sang những môn thể thao như tập tạ, đá bóng…

2. Mục tiêu sức khỏe dinh dưỡng

Hãy đặt ra mục tiêu về dinh dưỡng cho bản thân vì đây là một phần quan trọng sẽ giúp bạn đặt được mục tiêu sức khỏe của mình.

  • Tìm hiểu chế độ ăn dinh dưỡng, có thể qua những bài báo, cuốn sách, trang thông tin, bàn bè…Bạn cũng có thể hẹn gặp chuyên gia dinh dưỡng để trao đổi.
  • Bắt đầu bằng những mục tiêu đơn giản như uống đủ nước (40 ml/kg cơ thể), dùng thực phẩm tự nhiên thay vì các loại thực phẩm đóng hộp. Tự nấu cho mình 2,3 bữa cơm trong tuần…
  • Cho phép mình làm quen với chế độ ăn mới trong 30 ngày để nhận thấy sự thay đổi và quen với những thói quen lành mạnh. Sau đó tiếp tục đặt ra những mục tiêu mới như đo lường từng thực phẩm mình ăn, đảm bảo ăn 5 phần rau, quả tươi mỗi ngày, điều chỉnh chỉ ăn 300g thịt đỏ mỗi tuần để phòng ngừa ung thư theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Việt Nam và Hoa Kỳ...

sử dụng thực phẩm tươi là một mục tiêu sức khỏe tốt

3. Đặt mục tiêu cho sức khỏe tinh thần

Đừng cảm thấy xấu hổ hay thất bại vì mình ‘chưa khỏe’ về mặt tinh thần, đây là một cơ hội giúp bạn cải thiện bản thân. Bạn sẽ phải nỗ lực khá nhiều, nhưng ngay cả khi bạn đang mắc phải căn bệnh trầm cảm, lo lắng,... bạn có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của mình bằng hành động phù hợp. Một sức khỏe tinh thần tốt cũng sẽ giúp bạn tìm thấy sự bình yên, cảm nhận ý nghĩa của những việc mình làm và của cuộc sống. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để đạt được mục tiêu sức khỏe tinh thần:

  • Dành thời gian thư giãn nhanh mỗi ngày
  • Đi dạo khi cảm thấy buồn
  • Học hỏi và tập luyện kỹ thuật hít thở sâu, những bài tập hít thở từ Yoga
  • Tập nói những điều tích cực: bạn không cần nói với người khác, nói với bản thân cũng đủ để giúp bạn. Mỗi ngày hãy khẳng định với bản thân ‘mình có thể làm được’, ‘hôm nay mình đang cảm thấy tốt hơn hôm qua’…
  • Áp dụng kỹ thuật hít thở sâu khi phải đối mặt với những bất cập.
  • Hàng ngày dành ra một vài phút để tập thiền hay tập bài tập hít thở
  • Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân hoặc chuyên gia tâm lý

Theo wikihow