Chuẩn bị kế hoạch du lịch trải nghiệm khi về hưu

Để giấc mơ nghĩ dưỡng khi nghỉ hưu thành sự thật

Bạn có bao giờ nghĩ đến khi sắp tới tuổi nghỉ hưu, bạn có bao giờ nghĩ đến một chuyến nghỉ dưỡng dành cho bản thân? Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng, khi được hỏi mong muốn lớn nhất của bản thân sau khi nghỉ hưu là gì thì phần lớn, kể cả những người trẻ 20-30 tuổi, chọn một chuyến du lịch trải nghiệm sau khi họ đã về hưu.

Những chuyến nghỉ dưỡng thực thụ để tận hưởng những trải nghiệm của cuộc sống và đó cũng là phần thưởng cho bản thân sau quãng thời gian dài làm việc và cống hiến. Tuy nhiên, nếu chuyến nghỉ dưỡng ấy là nơi mà hiện tại bạn chỉ dám mơ ước thì đó lại là một kế hoạch dài hạn và cần được bạn chuẩn bị một cách nghiêm túc ngay từ những năm 20, 30 tuổi.

1,3 tỷ là số tiền lý tưởng của một người sau khi về hưu, nghe có vẻ khá lớn nhưng con số này vẫn chưa có thể đủ để bạn thwucj hiện một chuyến đi xuyên châu Âu. Chắc hẳn, để thực hiện một chuyến đi xuyên châu Âu sau khi nghỉ hưu, bạn cần lên một kế hoạch dài hạn và nghiêm túc.

Trong suốt 30 năm, nếu bạn thực sự làm việc và tiết kiệm nghiêm túc thì 1,3 tỷ là số tiền lý tưởng bạn có thể tiết kiệm được. Vậy là bạn phải bắt đầu từ khi bạn 25 tuổi, tuy nhiên hầu hết mọi người đều không tiết kiệm được con số này mà còn thấp hơn rất nhiều.

Bắt đầu kế hoạch tiết kiệm bằng cách tìm hiểu về quỹ hưu trí

Để lập kế hoạch lâu dài cho chuyến du lịch trải nghiệm nghĩ dưỡng của bản thân thì bạn nên cân nhắc tới bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung. Nếu bảo hiểm hưu trí bổ sung là quỹ hưu trí được đóng dựa trên mức thu nhập cơ sở của bản thân mỗi tháng thì bảo hiểm hưu trí tự nguyện lại là một quỹ hưu trí bên ngoài mà bạn có thể mở thêm nhằm tăng mức lương hưu mà bạn có thể nhận khi về già.

Để rõ hơn, bạn có thể quan sát ví dụ lý tưởng rằng sau đây: nếu tính theo mức lương trung bình thấp nhất mà người lao động tại TP.HCM nhận được là khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng. Chi phí sinh hoạt mỗi tháng là 6 triệu đồng. Như vậy, còn 4 triệu cho bảo hiểm hưu trí của bản thân.

Nhưng đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung, mức đóng góp của mỗi cá nhân sẽ dao động từ 250.000 đồng đến 5.060.000 đồng. Chúng ta hãy cùng làm một bài toán ở đây nhé. Với mức đóng góp 3 triệu mỗi tháng, bạn sẽ để dành được khoảng 36 triệu đồng mỗi năm. Như vậy, với 30 năm lao động, bạn sẽ để dành được ít nhất khoảng 1 tỷ đồng.

Mức đóng góp và thời hạn đóng góp  của bảo hiểm hưu trí còn tuỳ thuộc vào tài chính và ý chí cá nhân. Đây sẽ là nguồn tiết kiệm lớn nhất của những ai đang lên một kế hoạch để dành dài hạn bởi không giới hạn khoản tiền bạn đóng vào và khá linh hoạt khi bạn không đủ tài chính, bạn có thể dừng đóng góp và tiếp tục đóng góp khi tài chính ổn định trở lại.

Ngoài mức đóng góp cho bảo hiểm hưu trí bổ sung, bạn tiết kiệm thêm 1 triệu đồng mỗi tháng cho bảo hiểm hưu trí tình nguyện. Việc này sẽ dễ thực hiện hơn thay vì phải đều đặn những gì thuộc về ý chí cá nhân thường rất khó bền vững, đúng không? Vì không phải ai cũng đủ ý chí và kiên nhẫn cho những kế hoạch kéo dài nhiều năm như vậy.

Vậy là bạn đã sở hữu1 tỷ đồng từ bảo hiểm hưu trí bổ sung và 360 triệu đồng từ bảo hiểm hưu trí tình nguyện sau 30 năm làm việc. Nhưng nếu rút gọn lại bằng con số 20 năm, như vậy, trung bình bạn có 65 triệu đồng để chi trả cho các sinh hoạt phí mỗi năm của mình. Có thể điều này không khó với nhiều người, nhưng chúng ta đang dựa vào mức thu nhập trung bình tại TP.HCM, điều này còn tuỳ vào địa phương và công việc, thậm chí con số này sẽ thấp đi rất nhiều.

Do đó, vậy để mong muốn về chuyến đi nghỉ dưỡng sau khi về hữu thành hiện thực, bạn hãy thực hiện ngay bây giờ tiết kiệm bất cứ khi nào, càng nhiều càng tốt vì điều này giúp bạn chủ động trong nhiều hoàn cảnh và tình huống khác chứ không riêng gì việc đi du lịch.

Quyết tâm và nghiêm túc với kế hoạch đề ra

Điều đặn tăng số tiền gửi vào quỹ hưu trí của cá nhân mình theo từng năm. Từ từ tăng thêm một khoản nhỏ vào quỹ hưu trí sau mỗi năm là cách giúp bạn nhanh chóng thực hiện được mong muốn du lịch khi về hưu của bản thân. Không nhất thiết chỉ tiết kiệm mà quên mua sắm và đầu tư cho bản thân nhưng bạn cần cân nhắc và chi trả đúng mục đích, hãy hạn chế tối đa những khoản tiêu xài không thật sự cần thiết.

Tăng thêm đều đặn một khoản vào quỹ hưu trí

Nhưng chớ rút quỹ hưu trí trước thời hạn, bởi đến tuổi về hưu bạn mới cảm nhận được sự cần thiết của quỹ hưu trí, đó là cả một quá trình tích lũy suốt thời gian bạn làm việc. Nếu bạn thật sự cần tiền để giải quyết những việc cần thiết, những khoản vay cá nhân lãi suất thấp tại ngân hàng là một lựa chọn thay thế trong thời điểm đó.

Tiết kiệm nghe thì đơn giản nhưng những chi tiêu ngoài dự kiến hay những khoản nợ cá nhân từ thẻ tín dụng, khoản vay mua nhà, mua xe và các khoản chi phí y tế khác,… không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tuy nhiên, chính việc tiết kiệm là cách để bạn củng cố lại số vốn của cá nhân và là tiền đề để thanh toán những khoản vay đang tồn đọng.

Tiết kiệm sớm sẽ giúp bạn giải quyết được càng nhiều vấn đề liên quan đến tài chính.

Nếu bạn đang có một mong muốn sở hữu một ngôi nhà, xe hơi mới hay một chuyến đi vòng quanh thế giới, đó là lúc mà bạn cân nhắc đến những chi phí sinh hoạt hiện tại. Liệu rằng những “mong muốn” đó có quá sức với mức thu nhập hiện tại và những chi phí phát sinh của nó sau đó. Những lựa chọn thay thế cũng không hề tệ nếu bạn xây dựng ý thức tiết kiệm ngay từ bây giờ.

Tiết kiệm là sự chuẩn bị cho cuộc sống hưởng thụ khi nghỉ hưu

Cộng thêm sự nghiêm túc và quyết tâm bám sát kế hoạch tiết kiệm của bản thân thì một chuyến du lịch trải nghiệm đầy thú vị sau khi nghỉ hưu không phải là giấc mơ.

Tiết kiệm ở độ tuổi 20 đến 50 không có nghĩa là bạn đang keo kiệt và dè xẻng cho tuổi trẻ, điều này là sự chuẩn bị cho một cuộc sống no đủ và hưởng thụ thật sự khi bạn đã chính thức nghỉ hưu. Hãy nghiên cứu nghiêm túc những thông tin về quỹ hưu trí và phúc lợi cá nhân trước khi tham gia. Nhận định và hiểu rõ được tầm quan trọng của tiết kiệm là điều quan trọng giúp bạn thành công trong kế hoạch dài hạn này.

Theo Elleman