5 mẹo quản lý tài chính cho năm 2019

Thiết lập cho bản thân một kế hoạch quản lý tiền bạc khôn ngoan cho năm 20195 mẹo quản lý tài chính cho năm 2019

Việc lập một kế hoạch cụ thể và phù hợp để quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn bớt lo lắng về tiền bạc, cải thiện mức sống, dễ dàng thực hiện những mục tiêu như du lịch, giáo dục…

Hãy dành chút thời gian và tham khảo những bí kíp quản lý tài chính đơn giản của Tạp chí Forbes

1. Đặt ngân sách cụ thể: Lập danh sách những khoản chi tiêu hằng ngày, hằng tháng và duy trì chi tiêu trong đúng ngân sách là một chiến lược tài chính thường được khuyến cáo với mỗi cá nhân và gia đình. Tuy vậy, việc đặt ra một ngân sách cho cả năm dài phía trước có vẻ như không dễ đối với nhiều người, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ.
Một ngân sách cụ thể không chỉ giúp bạn hình dung được các mục tiêu của mình, suy nghĩ về cách đạt được mục tiêu, mà còn tạo nên thói quen ưu tiên những lựa chọn chi tiêu quan trọng hơn. Việc thiết lập ngân sách cũng sẽ giúp bạn ghi nhận những chi tiêu, dễ dàng để điều chỉnh kịp thời hơn nếu bạn thấy mình đang chi tiêu quá nhiều cho một mục tiêu chưa được ưu tiên.

2. Đầu tư cho bản thân: Chiến lược tài chính khôn ngoan nhất cho những người trẻ tuổi là đầu tư cho chính bản thân. Vì năng suất làm việc, cống hiến của bạn đang ở mức tối đa nên kiến thức và sức khỏe của bản thân chính là những ưu tiên hàng đầu. Hãy lên cho mình những kế hoạch trau dồi kiến thức và những khoản tài chính cần thiệt để thưc hiện kế hoạch. Hãy tìm hiểu bảo hiểm sức khỏe (phi nhân thọ) để giúp chi trả các chi phí y tế phát sinh.
Để đầu tư cho giáo dục và sức khỏe trong tương lai dài hạn, hãy tìm hiểu các giải pháp bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và gia đình. Bảo hiểm nhân thọ sẽ là nền tảng tài chính vững chắc cho những kế hoạch tương lai này.

3. Lập quỹ khẩn cấp: quỹ linh hoạt chuẩn bị trước cho những tình huống rủi ro khi nhu cầu tài chính của bạn sẽ tăng vọt như đồ đạc hỏng hóc, tai nạn, mất việc làm…Với quỹ này, bạn sẽ không phải rơi vào tình cần nợ nần. Hãy dành 10-15% thu nhập cho quỹ khẩn cấp, có thể dưới dạng một sổ tiết kiệm nhỏ mà bạn dễ dàng rút ra.
Đối với các gia đình, quỹ này có thể được ước tính bằng 3-5 tháng lương vì nhu cầu của gia đình sẽ lớn hơn.

bảo hiểm nhân thọ là một cách để đầu tư cho bản thân, cho gia đình

4. Tiết kiệm cho tuổi già: Những rắc rối và phiền toái có thể xảy ra khi bạn về hưu và không còn duy trì những khoản thu nhập dồi dào hằng tháng. Việc lập một khoản tiền dành cho hưu trí trước khi bước vào độ tuổi 50 là một chiến lược khôn ngoan. Hãy kiểm tra xem bạn sẽ có lương hưu hay không, chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho điều này. Để giúp bạn tiết kiệm cho tuổi già, bạn có thể lựa chọn tiết kiệm ngân hàng hay bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sẽ còn có thể hỗ trợ bạn về các chi phí và rủi ro liên quan đến sức khỏe.
Hãy chuẩn bị càng sớm càng tốt để có những ngày nghỉ ngơi không cần lo ngại về tiền bạc, sống độc lập sau này.

5. Bảo hiểm giáo dục: Hãy xem xét gói bảo hiểm giáo dục dành co gia đình để bảo đảm con em hoặc người thân yêu của bạn có cơ hội giáo dục tốt nhất. Bạn có thể tìm thấy các gói dịch vụ đa dạng về giáo dục dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ vị thành niên đến năm 18 tuổi trong trường hợp cha mẹ, người giám hộ không có điều kiện chi trả các khoản học phí cho trẻ em.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng/vietnambiz