Bí quyết quản lý tài chính cho phụ nữ tuổi 30

10 nguyên tắc giúp phụ nữ tuổi 30 quản lý tài chính tốt để có thể đảm bảo một tương lai hạnh phúc cho bản thân và gia đình của mình.

Bước sang tuổi 30, phụ nữ chín chắn hơn nhưng cũng có nhiều trách nhiệm hơn. Không chỉ cần phải quan tâm đến sức khỏe, sắc đẹp hay tình cảm, phụ nữ ở tuổi này còn cần trau dồi khả năng quản lý tài chính của bản thân.

Ở tuổi 30, phụ nữ và đàn ông đều phải chăm lo đến tài chính cá nhân và gia đình hơn, vì trong quãng thời gian này, mỗi gia đình thường đón chào một hoặc hai thành viên tí hon mới, cha mẹ của họ cũng về hưu và chính bản thân họ cũng đã phải bắt đầu lo lắng cho tương lai dài hạn hơn.

Để đảm bảo một tương lai hạnh phúc hơn cho bản thân và gia đình, những người vợ, người mẹ, người phụ nữ độc lập và thành công của tương lai nên tham khảo ngay 10 nguyên tác tài chính sau đây:

1. Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

Cuộc sống thường khó lường trước, với nhiều rủi ro có thể xảy ra. Các trường hợp bất ngờ như trả tiền viện phí do đau ốm hay tai nạn có thể cần đến những khoản tiền khẩn cấp lớn mà không thể kiếm ngay trong một hai tháng ngắn ngủi. Lời khuyên từ các nhà tư vấn tài chính dành cho những người phụ nữ ở tuổi này là nên có một quỹ dự phòng giá trị từ 6 - 12 tháng chi phí sinh hoạt để luôn đảm bảo cho những tình huống chẳng may xuất hiện, và tìm hiểu những giải pháp như bảo hiểm nhân thọ trước những rủi ro lớn hơn.

2. Thanh toán hết nợ cũ

Thanh toán các khoản nợ thẻ tín dụng và vay ngân hàng là ưu tiên hàng đầu để bạn có thể tránh sa lầy vào lãi suất. Vì vậy hãy luôn dành một phần trong dự trù chi tiêu hàng tháng để thanh toán nợ nần đang có.

3. Dành một khoản tiền cho chi phí phát sinh

Bên cạnh quỹ dự phòng khẩn cấp, phụ nữ cũng nên chú ý đến những khoản chi phí có thể phát sinh như thay thế những đồ dụng dụng cụ trong gia đình đã hỏng và hư hại, hoặc đôi khi là một khóa học thêm cần thiết cho công việc. Đừng quên rằng, nhu cầu làm đẹp và khẳng định bản thân của phụ nữ ở tuổi 30 vẫn là rất cao và bạn nên dành một khoản chi phí cho nhu cầu này.

4. Tránh những khoản nợ không đáng có

Cần lập ngân sách chi tiêu hợp lý để đảm bảo không vượt quá khả năng tài chính hiện có. Chẳng hạn, chi phí thuê nhà nên nằm dưới 30% thu nhập hằng năm của bạn hoặc tránh sử dụng thẻ tín dụng nếu không phải là mua những đồ dùng gia dụng mệnh giá cao như tủ lạnh, máy giặt vv…

Có kế hoạch tài chính rõ ràng, theo dõi chi tiêu và tìm hiểu về bảo hiểm, tiết kiệm để dự phòng cho tương lai

5. Có kiến thức cơ bản về tài chính:

Hãy đọc những cuốn sách về tài chính và trao đổi với những tư vấn viên tài chính để hiểu hơn về những giải pháp, sản phẩm tài chính mình có thể áp dụng để quản lý tài chính cá nhân và gia đình tốt hơn.

6. Đầu tư cho tuổi già

Không có lí do gì để không đảm bảo một tương lai chắc chắn cho con cái và bản thân. Chuyên gia tài chính Garvin Walsh của Money Under 30 khuyên bạn nên đảm bảo một khoản tiền tương đương với 15% tổng thu nhập trong suốt thời gian đi làm để đảm bảo cho cuộc sống tốt sau khi về hưu. Một cách để bạn đảm bảo điều này là tham khảo những sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hưu trí, như một cách đầu tư và tiết kiệm cho tuổi vàng.

7. Tránh thói quen tiêu xài hoang phí

Hãy tạo một danh sách những vật dụng bạn cần và muốn mua hàng tháng để cân nhắc một cách chính xác trước khi đưa ra quyết định. Louis Walsh đã từng nói nếu bạn có đủ ngân sách để uống bia, đừng uống rượu sâm panh chỉ vì mọi người đều đang dùng rượu.

8. Sử dụng tín dụng một cách thông thái

Hãy tìm hiểu về phí thường niên, lãi suất nếu thanh toán tín dụng muộn...các hoạt động tín dụng của bạn cũng sẽ được ghi nhận và lưu thông trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, vì vậy đừng để một lỗi thanh toán thẻ tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn cho các mục tiêu lớn hơn của bạn.

9. Kiểm soát và bảo vệ tài sản

Hãy nhớ rằng tài sản bản thân là thứ bạn đã đổ mồ hôi và nước mắt để có thể sở hữu. Tài sản lớn nhất bạn có chính là sức khỏe, và để bảo vệ điều này hãy tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ cho sự bảo vệ dài hạn, và bảo hiểm sức khỏe cho một sự hỗ trợ chi phí phát sinh. Sau đó, hãy tìm hiểu về những bảo hiểm tài sản của bạn và gia đình.

10. Đảm bảo chu cấp cho gia đình:

Nếu bạn đang là trụ cột tài chính cho gia đình, hãy cẩn thận và tìm hiểu về những giải pháp đầu tư dài hạn – những khoản đầu tư sẽ cho bạn lợi nhuân trong 10, 20 năm. Khi đó, con cái của bạn cũng sẽ cần đến những khoản chi phí lớn dành cho giáo dục, hay bản thân bạn cũng sẽ muốn theo đuổi một dự định khởi nghiệp. Ngoài ra, rủi ro cũng có thể xảy đến trong khoản thời gian 10 năm này, và bạn cần phải đảm bảo chu cấp cho gia đình nếu như rủi ro khiến bạn mất đi khả năng tài chính. Bảo hiểm nhân thọ là một giải pháp phù hợp cho vấn đề này vì quyền lợi bảo hiểm sẽ giúp đảm bảo tài chính gia đình bạn ngay cả khi bạn mất đi khả năng chu cấp cho gia đình. Tìm hiểu về sản phẩm bảo hiểm Quà tặng Hạnh phúc (link) của BIDV MetLife để hiểu thêm về sự chuẩn bị dài hạn cho gia đình.

Theo Vietnambiz