Cải thiện thoái hóa đốt sống lưng chỉ bằng 4 bài tập đơn giản

4 bài tập đơn giản những hiệu quả, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về lưng.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mãn tính thể hiện tình trạng lão hóa tự nhiên của xương khớp. Để tránh các biến chứng nguy hiểm đòi hỏi người bệnh cần sớm phát hiện các nguyên nhân, hiểu rõ triệu chứng để chữa bệnh kịp thời bằng các loại thuốc phù hợp, kết hợp với những bài thể dục luyện tập để đạt kết quả tốt nhất.

Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương các thân đốt sống, đĩa đệm và dây chằng, dẫn đến hình thành gai xương cột sống, gây chèn ép rễ thần kinh. Quá trình thoái hóa thường xảy ra tại các vùng chịu nhiều áp lực như cột sống thắt lưng, lưng dưới, với biểu hiện đau nhức có thể lan đến hông và chân.
Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng thoái hóa đốt sống kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì đau nhức xương khớp, tê buốt cột sống, khó vận động, nặng hơn có thể dẫn đến mất cảm giác các chi, không thể cử động được một số vùng như hông, lưng dưới.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống – phòng khám ACC, Hoa Kỳ cho biết, quá trình điều trị thoái hóa cột sống đòi hỏi sự kết hợp giữa phương pháp chuyên khoa và quá trình tự vận động mỗi ngày. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ, bệnh nhân cần có một chế độ luyện tập phù hợp.

Dưới đây là một số bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng mà bất cứ ai cũng có thể luyện tập, có tác dụng kéo giãn đốt sống, củng cố cơ và dây chằng vùng thắt lưng.

Gập gối (Knee to chest)

Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, lưng thẳng, hai chân gấp ở tư thế 90 độ, hai tay song song thân mình. Sau đó gập gối trái vào sát thân mình, hai tay đặt trên gối, nâng cổ và vai, ép sát cằm vào gối và giữ khoảng 15 giây. Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với gối bên phải

Tư thế cây cầu (Bridge pose)

Với tư thế này, người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi. Tỳ 2 tay và vai vào sàn, giữ cân bằng, co 2 chân vào sát mông, mở rộng bằng vai. Từ từ hít sâu, nâng phần hông và bụng lên cao hết mức có thể; sau đó thở ra, đan 2 tay lại với nhau. Giữ yên tư thế này trong 45 giây đến 1 phút, sau đó từ từ nằm xuống và trở về vị trí ban đầu.

Cách thực hiện tư thế cây cầu giảm thoái hóa đốt sống

Tư thế gập lưng (Child pose)

Không như 2 động tác trước, động tác này bắt đầu ở tư thế lưng thăng, chân gập lại với nhau đồng thời ngồi lên gót chân. Sau đó đưa hai tay thẳng ra phía trước, gập sát thân mình xuống sàn, tay vươn thẳng qua đầu sao cho trán chạm sàn đồng thời hít thở đều, giữ nguyên tư thế trong 15 – 30 giây. Cuối cùng thả lỏng, từ từ nâng người lên và trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 3 – 5 lần để đạt hiệu quả nhất.

tập luyện hàng ngày giúp giảm nguy cơ bệnh cột sống

Giữ thăng bằng (Quadruped Exercise)

Người tập khởi động ở tư thế sấp, chống hai tay và đầu gối lên sàn, bụng siết chặt, mặt cúi xuống sàn cùng lúc giữ cổ thẳng. Đưa chân trái ra sau, đưa tay phải ra trước. Giữ yên trong 3 – 5 giây sau đó trở về vị trí ban đầu. Đối bên và thực hiện động tác tương tự. Đối với động tác này nên tập luân phiên từ 5 – 10 lần cho mỗi bên.

Thực hiện những bài tập này mỗi ngày giúp giảm bớt căng thẳng cho vùng lưng, lưng dưới, bảo vệ cột sống của bạn. Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh thì nhớ trao đổi với bác sỹ trước khi thực hiện nhé.

Theo Zing