Không cho trẻ ăn những thực phẩm này để không nhiễm sán

Những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán cao

Nhiều loại thực phẩm được các gia đình Việt tiêu dùng thường xuyên và ưa thích lại chính là nơi tích tụ nhiều khả năng nhiễm ký sinh trùng. Để phòng ngừa tối ưu trước nguy cơ nhiễm sán cần liệt những thực phẩm này vào danh sách cảnh giác cao.

 

“Ăn chín, uống sôi” vẫn luôn là nguyên tắc bất di bất dịch trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày chúng ta cần làm theo. Tuy nhiên, giữ vững tinh thần ấy trước những món ăn “truyền thống” ngon miệng như tiết canh, nem chua hay món bít tết tái chín thơm nức mũi và những lát sushi trải mượt trong miệng là điều không dễ. Nhưng liệu chúng còn hấp dẫn và bổ dưỡng khi không được chế biến cẩn thận và chứa nhiều ấu trùng sán?

Tuy người lớn tự tin tiêu dùng những món ăn này vì có hệ tiêu hóa hoàn thiện và hệ thống miễn dịch tốt hơn so với trẻ nhỏ, nhưng liên tục thử thách vận may và sức khỏe của bản thân với việc sử dụng chúng thường xuyên là không nên. Để phòng tránh nhiễm các loại sán ký sinh cho trẻ và chính bản thân mình, sau đây là những món ăn bạn cần hết sức cẩn thận khi chế biến và sử dụng.

 

1. Cua, ốc

Cua, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Kết quả điều tra cho thấy 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi. Trong khi đó, mối con ốc có thể chứa 3000-6000 ký sinh trùng giun ống. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn những thực phẩm này cần phải ngâm thật sạch, nấu thật chín. Với ốc, cân loại bỏ ruột vì đây là phần chứa nhiều chất bẩn nhất. Lươn, tôm hùm đất sống trong bùn cũng mang nhiều ký sinh trùng. Do đó cần vệ sinh thật kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc.

2. Rau sống

Các loại rau được trồng trên mặt đất như xà lách, cải thảo cũng không tránh khỏi nguy cơ nhiếm sán nếu được tưới bằng nguồn nước bẩn hoặc được bón bằng phân đạm chứa ấu trùng sán. Bên cạnh việc rửa kỹ rau bằng nước sạch, người sử dụng nên ngâm rau bằng nước sạch, tốt nhất là nên nấu chín trước khi ăn.

3. Bò tái, bít tết

Đây là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, tuy nhiên, thịt bò tái hay bít tết là thịt chế biến chưa chín kỹ, chưa nhiều nguy hại cho sức khỏe. Theo bá sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán là gan… Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

4.Tiết canh

Theo PGS, TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, tiết canh là máu sống chế biến cùng các loại thịt, xương nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt… đang nhiễm bệnh. “Ăn tiết canh từ con vật bệnh sẽ có nguy cơ nhiếm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể gây tử vong”, ông Thịnh nói. Do đó, nên bỏ thói quen ăn tiết canh để hạn chế lây nhiễm các bệnh nguy hiểm từ động vật như lợn, gà, dê, vịt…

5. Sushi, sashimi

Cá sống thường chứa nhiều ký sinh trùng do sống trong môi trường tự nhiên

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), từng đưa ra cảnh báo về nguy cơ cao ấu trùng có thể phát triển thành sán dây ở cá hồi Thái Bình Dương, bao gồm cá hồi hoang dã Alaska rất phổ biến ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp ăn cá hồi sống trong món sushi, sashimi bị nhiễm sán, nguy hiếm đến tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời.

6. Các loại rau dưới nước

Rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống là các loại rau thủy sinh. Trong khi đó, rau mọc dưới nước có mang ấu trùng, khi vào người bệnh sẽ sinh ra sán.

7. Nem chua

Nem chua là thịt sống lên men, không được nấu kĩ nên người ăn rất dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo (là lợn mà trong cơ chưa các nan ấu trùng sán, sùi lên những nốt màu trắng cứng, nhỏ). Ngoài ra, trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không đảm bảo được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến…

8. Gỏi cá

Những người có thói quen ăn cá không nấu kỹ (đặc biệt là gỏi cá) rất dễ bị lây truyền các bệnh từ cá như sán lá ruột nhỏ, sán lá gan… Cá đã chế biến làm gỏi xét nghiệm thấy 95% ấu trùng vẫn còn sống. Những loại lá hay dùng ăn gỏi cũng được xay ra xét nghiệm thì 93% ấu trùng vẫn còn sống sau 4 giờ. Các biện pháp truyền thống như vắt chanh, chế giấm vào các lát cá đều không diệt được giun, kể cả uống rượu mạnh cũng không có tác dụng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên ăn cá khi đã được nấu nướng thật chín.

Tham khảo từ Eva