Không còn nỗi lo nhiệt miệng với nước ép vừa ngon vừa bổ dưỡng

Nước ép bổ dưỡng giúp nhanh lành nhiệt miệng

Nhiệt miệng gây khó khăn cho việc ăn uống hàng ngày, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách vết nhiệt có thể ngày càng lan rộng hơn, tấy đỏ và rất đau, thậm chí là gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

Chế độ ăn tăng cường rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, B, sắt, kẽm... để giúp hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh lành. Đồng thời hạn chế các món ăn, đồ uống có chứa gia vị cay nóng, như ớt, tỏi, gừng, hạt tiêu... hay uống như bia rượu, cafe, nước uống có ga vì đây đều là những nhóm đồ uống có tính nóng, dễ gây nhiệt miệng.

Để bổ sung tối đa vitamin và khoáng chất từ rau xanh và hoa quả, nước ép là lựa chọn hoàn hảo bởi dễ dàng thực hiện và hấp thụ nhanh chóng. Dưới đây là những loại nước ép có tính mát, hàn giúp bnaj nhanh lành vết nhiệt.

Nước cam, chanh

Một cốc nước cam hoặc chanh mỗi ngày sẽ giúp bạn nhanh khỏi nhiệt miệng. Bởi trong cam, chanh chứa môt lượng lớn vitamin C, giúp tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp bạn nhanh chóng vượt qua những căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. 

Nhưng bạn cần phải lưu ý là không nên uống khi đói, để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Cỏ mực và mật ong

Cỏ mực (cây nhọ nồi có tính tiêu viêm, kháng khuẩn kết hợp với mật ong sẽ là cách chữa nhiệt miệng vô cùng hoàn hảo. Bạn giã nát một ít lá cỏ mực đã rửa sạch, vắt lấy nước, cho mật ong vào trộn đều. Tiếp theo, dùng bông tăm thấm hỗn hợp vào bôi vào chỗ bị nhiệt, ngày bôi 2 – 3 lần.

Nước lọc

Nước lọc tưởng chừng như không có tác dụng trực tiếp cho việc chữa nhiệt miệng nhưng uống đủ nước sẽ giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.

Bạn có thể cho thêm vài lát dưa chuột, dưa hấu, dâu tây, một lát chanh hay vài lá bạc hà vào bình nước rồi uống. Cách này không chỉ giúp tăng thêm hương vị cho nước mà những loại hoa quả thanh mát còn giúp vết nhiệt miệng nhanh lành.

Trà xanh

Trà xanh rút ngắn phát tán vết loét

Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp rút ngắn thời gian phát tán vết loét, đồng thời giúp

vết loét miệng nhanh lành hơn.

Nước mía

Nước mía có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhanh nhiệt. Uống nước mía khi bị nhiệt miệng cũng rất tốt, đặc biệt là trong mùa Hè nắng nóng. 

Nước ép cà chua

Lựa chọn những quả cà chua an toàn, tại địa chỉ tin cậy để ép lấy nước, giúp bạn thanh nhiệt, giải độc, khiến vết nhiệt nhanh lành hơn. Để nước ép dễ uống và ngon hơn, bạn có thể pha thêm nước hoặc xay cùng một số loại rau củ quả có tính mát.

Nước củ cải trắng

Súc miệng bằng nước củ cải trắng mỗi ngày cũng là cách để vết nhiệt mau lành hơn. Bạn dùng 300 gram củ cải trắng giã lấy nước rồi hòa cùng 1 lít nước lọc, ngày súc miệng 3 lần. Sau khoảng 3 ngày, bạn sẽ thấy nhiệt miệng không còn nữa.

Nước rau má

Mỗi ngày uống mốt cốc nước rau má sẽ nhanh giúp vết nhiệt lành lại bởi rau má có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa... nhưng bạn cũng không nên uống quá nhiều nước rau má say.

Mật ong và bột nghệ

Mật ong và bột nghệ đều có tính kháng khuẩn, chống viêm nên sự kết hợp này sẽ giúp các vết loét hồi phục nhanh chóng và không để lại sẹo. Dùng 2-3 lần/ ngày hỗn hợp 2 muỗng café mật ong, trộn với một ít bột nghệ rồi thoa lên chỗ loét sẽ giúp lành vết nhiệt rất nhanh.

Theo Suckhoedoisong