Kẽm: Ai cần và bổ sung như thế nào?

Hiểu rõ về tác dụng của Kẽm và cách bổ sung hợp lý với sức khoẻ mỗi người

Việc điều chỉnh và bổ sung chất kẽm qua đường ăn uống và dùng thuốc hay các chế phẩm có thành phần kẽm cũng nên hỏi tư vấn ý kiến của các nhà dinh dưỡng và bác sỹ đang điều trị cho bạn.

Tuy nhiên, với những người có chế độ ăn uống đa dạng, bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu kẽm còn với những người có chế độ ăn uống nghèo nàn thì lượng kẽm có được qua thực phẩm không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đó là còn chưa kể với mỗi người, khả năng hấp thụ là không giống nhau, nên không thể nghĩ cứ ăn nhiều là hấp thụ được hết.

Lợi ích của kẽm

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể trẻ nhỏ, điều này vô hình chung lại khiến nhiều người quan niệm rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần bổ sung kẽm. 

Trên thực tế thì nhu cầu kẽm sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi của cơ thể, chưa kể với đàn ông ở tuổi trưởng thành, kẽm liên quan mật thiết với quá trình sản xuất tinh dịch, thiếu kẽm có thể khiến họ sụt cân, giảm khả năng tình dục thậm chí mắc bệnh vô sinh. Ngoài những lầm tưởng về sự cần thiết phải bổ sung kẽm cho cơ thể thì có không ít người lại mắc lỗi nghiêm trọng trong quá trình bổ sung kẽm. Nhiều người thường bổ sung kẽm một cách tùy tiện, không đúng chỉ định về liều lượng cho phép

Khi nào cần bổ sung kẽm?

  • Những người có chế độ ăn nhiều chất bột ít chất đạm, bởi vì phần lớn kẽm từ thực phẩm xuất phát từ các sản phẩm thịt.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, bệnh thận mạn tính.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú là những người cần được cung cấp đầy đủ kẽm, đặc biệt là những người có lượng kẽm dự trữ thấp khi mới có bầu thì mỗi ngày sẽ cần thêm nhiều kẽm hơn những người khác.

Uống kẽm vào lúc nào trong ngày?

Để bổ sung lượng kẽm cần thiết cho cơ thể, bạn hãy uống kẽm 30 phút sau khi ăn và uống trong thời gian 2 -3 tháng sau đó ngưng một thời gian để cơ thể có thể hấp thụ hết lượng kẽm đã được bổ sung. Bên cạnh đó, khi uống kẽm bạn cần sử dụng thêm các loại vitamin A, vitamin B6, vitamin C để tăng khả năng hấp thu kẽm.

Nguồn bổ sung kẽm tự nhiên

Cũng như vitamin A, C cơ thể không thể sản sinh được loại dưỡng chất quan trọng này, vì vậy bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể. Nguồn bổ sung kẽm tự nhiên bao gồm:

  • 5 con hàu sống  cung cấp khoảng 63,9 mg kẽm
  • 100g cua biển nấu chín sẽ cung cấp 6,5 mg kẽm
  • 100g thịt bò nạc thăn cung cấp 5,275 mg kẽm
  • 1/2 tách hạt bí sống cung cấp 5,5 mg kẽm
  • 100g tôm hấp hoặc nướng cung cấp 1,475 mg kẽm
  • 150g nấm mũ nâu sống cung cấp 1,04 mg kẽm
  • cốc rau chân vịt đã luộc cung cấp 1,37 mg kẽm

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi uống kẽm có tác dụng gì? Để phát huy tối đa hiệu quả của kẽm và tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe bạn hãy sử dụng kẽm đúng cách, đúng thời điểm nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống