Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh

Những nguyên tắc bố mẹ nên biết để giúp con học được thói quen ăn lành mạnh, sinh hoạt tốt từ nhỏ.

Để hình thành cho bé có thói quen ăn uống tốt là vấn đề khá khó khăn đối với nhiều bậc phụ huynh. Để cho bé ăn hết một bữa ăn, nhiều bậc cha mẹ phải hao tốn rất nhiều công sức: dỗ ngọt, bế đi chơi, làm trò, quát nạt, ... Đôi khi bé không chịu ăn, mếu máo khóc lóc, nhè thức ăn, gây căng thẳng cho cả mẹ lẫn con và còn có thể khiến cả gia đình tranh cãi.

Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những thói quen ăn uống tốt? Cùng “bỏ túi” cho mình một số “mẹo” sau đây các mẹ nhé!

1. Làm cho bé thích thú với thức ăn

Hãy thử kể cho bé các câu chuyện ngộ nghĩnh, sinh động về thức ăn, về màu sắc của các loại rau củ bởi khi còn nhỏ trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ màu sắc. Đồng thời, cũng thay đổi món, đa dạng hóa thực phẩm nhiều chủng loại, màu sắc để bé tò mò và khám phá. Các dụng cụ ăn uống như chén dĩa, ly tách, muỗng... có hình ảnh ngộ nghĩnh cũng sẽ làm cho bữa ăn của bé thật sự là một cuộc vui.

đa dạng hóa màu sắc thực phẩm là một cách để ăn lành mạnh và giúp trẻ ăn ngon miệng

2. Không dùng thức ăn vào mục đích khác

Mẹ không nên dùng thức ăn vào các mục đích như khen thưởng hay thậm chí là phạt. Bởi dần dần trong suy nghĩ và hành vi của trẻ, việc ăn uống trở nên tiêu cực đồng thời gây nên sự phản kháng lại cha mẹ ngay từ khi còn bé.

3. Không ép trẻ ăn

Rất nhiều phụ huynh khi con rơi vào tình trạng biếng ăn (có thể do ốm sốt, biếng ăn sinh lý,…) liền ép con ăn cho bằng được. Nhưng điều đó không có lợi cho trẻ. Do đây chỉ là thời điểm biếng ăn sinh lý, bé chỉ mang tâm trí ngại ăn vì mải học các kỹ năng mới như biết ngồi, biết đi, học nói…; nếu cha mẹ ép bé quá đáng, bé sẽ trở nên biếng ăn thực sự. Cha mẹ nên theo dõi các giai đoạn bé thường biếng ăn sinh lý, vào những giai đoạn 7-9 tháng tuổi, 2 -3 tuổi, 5-6 tuổi...

4. Hãy quan tâm đến sở thích của bé

Khi bé lớn lên một chút, đang bắt đầu hình thành “khẩu vị” của riêng mình. Nên hỏi bé để bữa ăn của bé luôn là niềm hạnh phúc của bé. Hoặc ba mẹ cũng có thể đưa bé đi siêu thị mua thức ăn cùng mẹ, phụ mẹ khi đi chợ,… để rèn luyện ý thức của trẻ ngay từ khi còn bé. Tuy nhiên cũng đừng quá nuông chiều ý thích của con mà để con thiếu chất nhé.

Sẽ có một số giai đoạn bé chỉ ăn một loại thức ăn như trứng, tôm, chuối,… liên tục nhiều ngày. Khi này ba mẹ cứ để bé ăn những thực phẩm này kết hợp khéo léo với những thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu (tinh bột, rau củ quả, protein). Sau một vài ngày bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.

5. Nói không với quà vặt trước bữa ăn

Dù là người lớn hay trẻ em, trược mõi bữa ăn không nên ăn quà vặt từ 1.5 – 2 giờ trước bữa ăn.

6. Tập cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm

Ngay từ khi bước vào giai đoạn ăn dặm (6 tháng tuổi), mẹ nhớ tập cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm. Bởi lúc này là khi vị giác của trẻ chưa phát triển, trẻ dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau, do đó khi lớn trẻ sẽ không kén ăn, ăn được nhiều loại thực ăn hơn. Đồng thời, đây cũng là một trong những giai đoạn đầu đời của trẻ, trẻ cần phải được hấp thụ tất cả các dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau sau khi không còn dùng sữa mẹ.

7. Không quá cứng nhắc

Khi trẻ ăn, không phải lúc nào cũng phải đặt bé vào ghế ăn, khăn yếm. Thay vào đó, mẹ có thể để bé ngồi thoải mái nơi bé thích, để bé tự xúc cùng mẹ dù còn vụng về, dần dần bé sẽ học nhanh hơn và trở nên khéo léo hơn.

8. Không cho thuốc vào thức ăn

Nhiều mẹ có thói quen cho thuốc vào thức ăn như sữa, nước trái cay, canh… khi bé không chịu uống. Điều này là không tốt bởi có thể làm biến đổi thành phần của thuốc đồng thời tạo cho bé cảm giác sợ hãi và luôn cảnh giác với thức ăn.

9. Không ‘đóng khung’ tất cả các bữa ăn

Với các bữa ăn mẹ chỉ cần lưu ý: tổng số lượng thức ăn trong ngày quan trọng hơn lượng thức ăn mỗi bữa, bé ăn đều đặn tốt hơn là ngày ăn ít ngày ăn nhiều, và quan trọng nhất là đảm bảo các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Theo Physiolac