Dinh dưỡng đúng khi bị dị ứng, mề đay

Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp khi bị dị ứng nổi mề đay

Việc tìm hiểu khi bị bệnh mề đay nên ăn gì và kiêng gì là một trong những vấn đề rất quan trọng khi điều trị bệnh. Bạn nên cân nhắc để biết mình nên lựa chọn những món ăn như thế nào trong bữa ăn hàng ngày. Những thông tin sau đây chắc chắn sẽ giúp ích được cho bạn.

 

Những điều nên biết về bệnh mề đay

Bệnh mề đay là biểu hiện bệnh trên da xuất hiện khi bạn tiếp xúc với chất dị ứng. Các biểu hiện bệnh xuất hiện khi các tác nhân kích thích histamin hoạt động và xuất hiện các phản ứng. Thông thường là các tác nhân như: thuốc, thực phẩm, vi khuẩn, ký sinh trùng… Thông thường khi mắc bệnh này, trên da sẽ xuất hiện các nốt phát ban có thể chuyển sang màu trắng, ngứa dữ dội… Bệnh có thể chữa khỏi và không để lại bất kỳ vết sẹo nào. Nếu không được điều trị sớm, các biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, khó chữa dứt điểm và rất dễ tái phát.

 

Bị bệnh nổi mề đay nên kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay

Một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay là thực phẩm, chính vì vậy bạn cần phải hạn chế một vài loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như:

1. Lạc (đậu phộng)

Đây là một trong những thực phẩm dễ gây nổi mề đay, thậm chí ở mức độ nặng. Trong thành phần của lạc có chứa nhiều vicilin và albumin là hai loại protein rất dễ gây dị ứng. Vì vậy nên hạn chế tối đa việc sử dụng.

2. Thịt bò, sữa bò

Nhóm thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không được khuyến khích khi có các biểu hiện nổi mề đay. Trong thành phần của thịt bò và sữa bỏ có chứa casein và protein huyết thanh rất dễ gây ra phản ứng dị ứng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì các phản ứng diễn ra nhanh hơn, vì vậy cần phải hạn chế nhóm thực phẩm này.

3. Hải sản

Hải sản cũng là nhóm thực phẩm khoái khẩu của nhiều người nhưng nên hạn chế nếu bạn có các triệu chứng nổi mề đay. Thành phần của hải sản thường chứa nhiều protein parvalbumin có thể gây phản ứng đối với những người mắc bệnh mè đay.

4. Đồ uống chứa cồn, có gas

Đồ uống có cồn và có gas thường chứa nhiều vitamin nhóm B có thể kích thích tế bào thần kinh, làm cho da nổi mẩn ngứa và mẩn đỏ. Bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng nếu không may mắc bệnh

 

Bị nổi mề đay nên ăn gì?

Cá hồi là món ăn rất tốt cho sức khoẻ và phù hợp với người mắc bệnh nổi mề đay

Những biểu hiện của bệnh mề đay tuy không nguy hiểm nhưng lại làm bệnh nhân mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm vừa hỗ trợ điều trị bệnh, vừa gia tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều các thực phẩm sau:

1. Cá hồi

Các bác sĩ da liễu luôn khuyên bệnh nhân nên sử dụng loại cá này trong bữa ăn của mình. Trong thành phần của cá có chứa nhiều Omega 3 có khả năng kháng viêm, giảm triệu chứng dị ứng. Đồng thời cá này cũng chứa nhiều vitamin D, protein… tốt cho các hoạt động của cơ thể.

2. Củ nghệ

Hầu như nghệ có tác dụng trong việc điều trị tất cả các bệnh ngoài da. Đó la do hoạt chất curcumin trong củ nghệ có thể ức chế các triệu chứng nổi mẩn, dị ứng… Đồng thời giúp phục hồi những tổn thương trên da.

3. Tỏi

Đây là nguyên liệu sử dụng trong hầu hết các món ăn nhưng có lẽ ít ai biết đến công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mề đay của nó. Tinh chất trong củ tỏi có thể ức chế tổng hợp enzym, hạn chế tình trạng nhiễm trùng da. Đồng thời vitamin C trong củ tỏi cũng có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp da phục hồi nhanh hơn.

4. Củ nghệ

Hầu như nghệ có tác dụng trong việc điều trị tất cả các bệnh ngoài da. Đó la do hoạt chất curcumin trong củ nghệ có thể ức chế các triệu chứng nổi mẩn, dị ứng… Đồng thời giúp phục hồi những tổn thương trên da. Thông thường, mỗi ngày bạn nên dùng nghệ pha với một ly sữa nóng để tận dụng hiệu quả cả nguyên liệu này trong việc điều trị bệnh.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống