Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy?

Tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

Có rất nhiều trường hợp trẻ gầy yếu dù vẫn ăn nhiều nhưng khi đi khám bênh lại chỉ nhận được là “trẻ hấp thụ kém” hoặc “trẻ có cơ địa gầy”. Chia sẻ dưới đây từ BS Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

 

1. Nhiều về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng

Bên cạnh tiêu chí về số lượng bữa ăn trong ngày và khối lượng thực phẩm trong từng bữa ăn, hàm lượng chất dinh dưỡng và các loại chất dinh dưỡng có trong bữa ăn cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiện tượng ăn nhiều nhưng vẫn gầy xuất hiện ở trẻ có thể do trẻ ăn tuy đủ bữa nhưng khối lượng hấp thụ lại không đủ (trẻ chỉ ăn 2/3 bát rồi bỏ ăn) hoặc tuy đủ bữa nhưng khối lượng hấp thụ lại thừa dẫn tới khó tiêu chướng bụng làm rối loạn hệ tiêu hoá. Một nguyên nhân khác là khối lượng hấp thụ đã đầy đủ nhưng là không đủ chất làm thiếu hụt các chất vitamin, món ăn quá đơn điệu và chỉ chủ yếu cung cấp vài chất dinh dưỡng đơn thuẩn.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ tăng cân cần đầy đủ cả về số lượng và chất lượng

2. Nhiều về số lượng nhưng không phù hợp

Tùy vào thể trạng của mỗi bé, hấp thu, tiêu hóa thức ăn khác nhau nên có thể trẻ ăn nhiều so với trẻ đồng tuổi nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cần phải gia giảm giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và trẻ được phát triển tốt nhất. Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn. Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên… cũng là nhưng nguyên nhân chậm lớn. Những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng khó lên cân.

3. Trẻ bị nhiễm giun sán

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy ốm. Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn đã hấp thụ vào cơ thể. Các bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ với thời gian 6 tháng/lần. Mỗi độ tuổi, thể trạng, tình trạng sống và hoạt động sẽ có những nhu cầu năng lượng nhất định. Các mẹ cần chú ý đưa năng lượng vào cơ thể chuẩn về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra trẻ có thể mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên… cũng là nhưng nguyên nhân chậm lớn. Những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng khó lên cân.

Giun sán và các bệnh về nội tiết làm giảm khả năng hấp thụ ở trẻ

4. Trẻ quá hiếu động

Ở một số trẻ có cơ địa tốt và khả năng chuyển hoá chất cao, hàm lượng dinh dưỡng thông thường có thể không đủ đáp ứng nhu cầu của bé. Những bé quá hiếu động chạy nhảy nhiều cũng tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm. Đây là lúc mà cha mẹ cần bổ sung thêm khẩu phần ăn cho trẻ, gia tăng dinh dưỡng với khối lượng nhiều hơn để giúp đáp ứng đủ sức hấp thụ của trẻ.

Theo Bác Sĩ Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội)