Những quy tắc vàng về dinh dưỡng cho người bị bệnh gút

Đâu là dinh dưỡng vàng cho những người mắc bệnh gút tại Việt Nam?

Hiện nay, phần lớn nam giới ở độ tuổi trung niên tại Việt Nam đang mắc phải bệnh gout. Đồng thời tỉ lệ người có nguy cơ mắc bệnh gút cũng đang ở mức cao. Nhưng chỉ với một chế độ ăn phù hợp, các triệu chứng của bệnh sẽ suy giảm trước-trong-sau giai đoạn điều trị.

Trước hết, chúng ta phải nắm rõ được các nguyên nhân và triệu chứng của bênh gút ở người. Khi nắm được những kiến thức cơ bản, việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý dựa vào lời khuyên của các chuyên gia và nhà khoa học sẽ dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Nguyên nhân mắc bệnh gút

Yếu tố nổi bật nhất dẫn tới bệnh gút là sự dư thừa axit uric trong máu do quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể quá nhiều cùng với quá trình bài tiết axit uric qua thận lại quá yếu. Axit uric được tổng hợp từ các Purin có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, rượu bia, cà phê, thịt, cá. Đặc biệt, rượu là thức uống làm giảm quá trình bài tiết axit uric trong cơ thể.

Rượu bia luôn có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và là một phần nguyên nhân dẫn tới bệnh gút

Bệnh gút có dạng nguyên phát và thứ phát. Gút dạng nguyên phát chiếm đại đa số các trường hợp, nguyên nhân chưa rõ, bệnh tuỳ theo tính cơ địa, gia đình, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric

Để phát hiện sớm bệnh gút, chúng ta cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ, những người có tăng axit uric để có chế độ ăn và điều trị thích hợp nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng của người mắc bệnh gút

  • Sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi.
  • Lắng vi tinh thể ở thận (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).
  • Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.
  • Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

Điều trị bệnh gút

Bệnh nhân cần điều trị qua 3 cơ chế hạn chế tăng axit uric trong cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Thuốc ức chế phản ứng tạo axit uric
  • Thuốc đào thải axit uric qua thận
  • Thuốc giảm đau trong các đợt đau cấp

Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp để thúc đẩy quá trình điều trị cũng như tránh tái phát bệnh.

Chế độ ăn phù hợp cho người mắc bệnh gút

  • Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, chè
  • Không ăn đồ có vị chua làm tăng axit máu
  • Không ăn nội tạng động vật, nước cốt thịt sườn, cá hộp thịt hộp
  • Không sử dụng chế phẩm chưa nhiều cacao và sô cô la
  • Hạn chế ăn nhiều thịt cá, hải sản, đậu đỗ và các thực phẩm quá nhiều đạm
  • Sử dụng các thực phẩm chứa nhân purin như các loại hạt, ngũ cốc, bơ, trứng sữa, phomat, đường, rau củ quả.
  • Uống 2-3 lít nước mỗi ngày

Rau củ quả và các loại hạt ngũ cốc có tác dụng tốt cho sức khoẻ của người mắc bệnh gút

Lưu ý đặc biệt trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh gút là bệnh nhân cần phải duy trì cân nặng ổn định. Ngay cả khi thừa cân hay béo phì, bệnh nhân cần được giảm cẩn theo đúng lộ trình khoa học, tuyệt đối không giảm cân đột ngột dẫn đến thiếu các chất bổ ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.

Theo Suckhoedoisong.vn