Chế biến thực phẩm đúng cách để bảo vệ sức khỏe gia đình

Sử dụng thực phẩm đúng cách để phát huy các lợi ích bảo vệ sức khỏe.

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người Việt.

Dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng, những dưỡng chất để cơ thể hoạt động bình thường, đồng thời bảo vệ và phòng ngừa bệnh tật phát sinh.

Có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng quen thuộc với người việt, tuy nhiên, nhiều người lại đang sử dụng những thực phẩm này chưa đúng cách, chưa tận dụng được các công dụng bảo vệ sức khỏe của thực phẩm, hoặc kết hợp các thực phẩm này chưa đúng cách khiến cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khó khăn.

Dưới đây là 12 thực phẩm quen thuộc và cách tận dụng tối đa lợi ích của các thực phẩm lành mạnh này hàng ngày:

1. Khoai tây

Vỏ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, phốt pho, kali … Do vậy, sau khi khoai tây được mua về, nên được rửa thật sạch và chế biến cả vỏ. Lưu ý bạn nên bỏ vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh lá cây vì chất solanine trong vỏ này lại độc hại.

2. Cà rốt.

Cà rốt chứa nhiều các chất beta-carotene và lutein, giúp cải thiện thị lực và làm mịn da. Các chất này trong cà rốt sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn 5 lần nếu cà rốt đã được chế biến và nấu chín với một chút dầu.

3. Cà tím

Nướng cà tím đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất khi được chế biến nướng. Quá trình nướng sẽ giúp tăng lượng kali trong cà tím tự nhiên. Nên lưu ý cũng chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn khoảng 100-200g, chứ không nên ăn nhiều hơn.

4. Cơm

Đây là loại thực phẩm chính trong mỗi bữa ăn, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể vì chứa lượng carbonhydrates dồi dào. Ăn cơm ban ngày giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa và đốt lượng calo đã tiêu thụ tốt hơn, vì vậy đừng ăn cơm quá muộn, ít nhất là 3 tiếng trước khi chuẩn bị đi ngủ.

5. Trà đen

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng chất casein trong sữa có thể làm giảm lợi ích tốt của trà. Các thành phần trong trà giúp hệ thống tim mạch hoạt động tốt và giảm nguy cơ bệnh đột quỵ. Vì vậy, đừng nên thêm sữa vào trà mà có thể thêm một vài lát gừng hay lá bạc hà vào trà để tăng hương vị.

6. Bí ngô

Đừng bỏ qua vỏ bí ngô vì nó rất dồi dào vitamin C, chất xơ, và các khoáng chất thiếu yếu cho cơ thể. Khi chế biến các món súp hay ninh, đừng bỏ vỏ bí ngô đi.

7. Cà chua

Quá trình chế biến có thể làm mất một số vitamin C nhưng tăng lượng lycopene. - chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư, các bệnh về tim mạch của cà chua. Khi bạn muốn bổ sung vitamin C thì hãy ăn cà chua tươi, sống, còn lại thì hãy bổ sung cà chua đã chế biến vào bữa ăn nhé.

Cà chua, cà rốt nên ăn đã chế biến

8. Bắp cải

Luộc bắp cải khiến lượng carotene và chất chống oxy hóa biến mất. Bắp cải ngâm trộn chua sẽ giúp tăng lượng vitamin C và giúp sản sinh ra axit lactic, giúp cơ thể hấp thụ protein tốt hơn.

9. Gừng

Bạn nên dùng gừng tươi giã nát ướp với thịt, cá trong 30 phút vì gừng có enzyme giúp phân giải protein, giúp bạn tiêu hóa protein tốt hơn. Ngoài ra, tiến sỹ Nhật Bản Ishihara khuyên nên hấp gừng rồi sử dụng trong trà, đồ uống hàng ngày, các món ăn đã chế biến để phát huy các lợi ích của gừng.

10. Thịt.

Lưu ý không nên ăn quá nhiều thịt vào buổi tối vì chứa nhiều protein khiến chức năng hệ tiêu hóa bị quá tải và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

11. Hạt kiều mạch

Nhiều người thường kết hợp hạt kiều mạch và sữa vào bữa sáng nhưng không biết rằng đây là sự kết hợp có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể. Sữa chứa nhiều canxi và hạt kiều mạch rất giàu sắt nên không nên ăn cùng nhau để cơ thể hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất của hai thực phẩm này.

12. Tỏi

Khi cắt tỏi, các enzyme trong tỏi sẽ kết hợp với nhau để tạo ra allicin - gây ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và chống oxy hóa, bảo vệ hệ miễn dịch. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên chờ khoảng 5-10 phút sau khi thái tỏi rồi mới cho vào món ăn.