Cách làm sạch rau trước khi chế biến để bảo vệ sức khoẻ

Những loại rau mùa hè dễ nhiễm ký sinh trùng hoặc tồn dư thuốc kích thích.

Rau luôn là thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất cùng nhiều nguồn dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể và đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Mùa hè tại Việt Nam với khí hậu nóng ẩm cùng nhiệt độ cao là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật (vi trùng, virus, vi nấm, ký sinh trùng) phát triển.

Theo đó, tiến sĩ Cao Thị Hậu, nguyên giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng, vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau, quả sẽ cao hơn vì mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc tàn dư. Vào thời điểm này, nên ưu tiên lựa chọn những loại rau củ quả gọt vỏ khi ăn sẽ an toàn và tốt cho sức khoẻ hơn như: bí, bầu mướp.

Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam vào hè thường nóng ẩm, nhiệt độ môi trường tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật (vi trùng, virus, vi nấm, ký sinh trùng) phát triển.

Theo tiến sĩ Cao Thị Hậu, nguyên giám đốc Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, vào mùa khô, dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên rau quả thường cao hơn mùa mưa vì nước mưa sẽ làm trôi bớt lượng thuốc còn sót lại. Các loại rau củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn, như bí, bầu, mướp...

Loại rau nên hạn chế ăn

Rau muống

Rau muống là loại rau dễ trồng, dễ chế biến và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia, khuyến cáo rằng rau muống trồng chủ yếu nơi ao hồ nên thường nhiễm nhiều loại ký sinh trùng. Ngoài ra,  dễ bị người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng để thu hoạch rau không đúng hạn kiếm lời.

Các loại rau họ cải

Cải xoăn, súp lơ xanh và súp lơ trắng nhiều chất xơ, ít calo nhưng có thể gây ra đầy hơi.

Ngoài ra, rau cải là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.

Dưa chuột luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu mới. Ăn dưa chuột không rửa kỹ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt, đau đầu.

Giá đỗ nhiều chất dinh dưỡng, ngon nhưng thường được ủ bằng hóa chất để nhanh mọc, có thân mập mạp, trắng ngần, dài, không có rễ. Còn giá đỗ không có hóa chất màu không trắng và rất gầy, nhiều rễ dài.

 

Khi chọn mua rau nên lưu ý:

Mua rau ở cơ sở uy tín hoặc ăn rau nhà trồng để đảm bảo vệ sinh. Không ăn loại rau bị héo, giập nát. Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản. 

Hạn chế mua rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài nguồn nước ngâm có thể không đảm bảo vệ sinh, thậm chí có các hóa chất độc hại để giữ trắng, giòn. 

Ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch để phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Với các loại rau lá nhỏ như xà lách, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 muỗng cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. 

Ngâm kỹ, rửa sạch từng kẽ lá

 

Bảo quản rau trong tủ lạnh để hạn chế tình trạng rau héo do mất nước và vi khuẩn làm hỏng. Tuy nhiên, theo Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, thuộc Trung tâm Dinh Dưỡng TP HCM,  mỗi nhóm thực phẩm cần có nhiệt độ và thời gian bảo quản riêng và đúng cách. Mức 1-4 độ C phù hợp với ngăn chứa rau củ quả; không duy trì ngăn chứa rau quả ở mức 4 độ vì vi khuẩn thường phát triển mạnh ở nhiệt độ cao.

Theo Vnexpress.net