8 nguyên tác tài chính mà các cặp đôi hạnh phúc áp dụng

Hãy cùng tìm hiểu 8 bí quyết quản lý tài chính từ những cặp đôi hạnh phúc để tiền bạc không là lý do khiến vợ chồng bạn phải tranh cãi.

Một cuộc khảo sát năm 2018 trên trang creditcards.com cho thấy gần 1/3 người trả lời khảo sát nghĩ rằng việc giấu giếm tài khoản riêng, quỹ riêng còn nghiêm trọng hơn việc có người thứ 3. Nhưng vẫn còn nhiều cặp đôi ít trao đổi về chuyện tiền bạc với nhau, hoặc không thành thật, khiến cho những trao đổi về tài chính luôn dẫn đến cãi vã. Một khảo sát khác trên Experian poll (Hoa Kỳ) cho thấy 42% các cặp đôi chỉ phát hiện ra khoản nợ nần của người kia sau khi đã ly dị.

Nhưng việc chia sẻ về tài chính không khó khăn đến vậy; các cặp đôi có thể tránh được các cuộc cãi vã về tiền bạc với 8 lời khuyên dưới đây:

1. Hãy hiểu về nữa kia của bạn

Nhìn chung, có 2 thể loại người: người thích tiêu tiền và người thích tiết kiệm. Khi bạn là người thích tiết kiệm trong khi người kia là người thích tiêu tiền, hãy hiểu cho đối phương và đừng bắt họ phải tiết kiệm từng đồng như bạn. Từ những khi bắt đầu hẹn hò, hãy trao đổi về các thói quen chi tiêu của nhau, nếu cả hai bạn đều là người thích tiêu tiền hay thích tiết kiệm thì câu chuyên sẽ dễ dàng hơn. Nhưng nếu không, hãy cố gắng tìm được một ‘điểm giữa’ để sau này không gây khó chịu cho người kia trong cuộc sống hàng ngày.

2. Định nghĩa các khoản chi tiêu lớn

Bạn không cần phải ‘xin phép’ hay trao đổi với người kia về tất cả các khoản chi tiêu, nhưng đối với những khoản lớn thì điều này là cần thiết. Phương tiện đi lại, bộ ghế salon,…là những món đồ mà người bạn đời của bạn sẽ nhìn thấy hàng ngày và nếu họ nghĩ bạn đã chi tiếu ‘quá tay’ cho những khoản đó, mỗi lần nhìn thấy món đồ này sẽ là một lần họ cảm thấy khó chịu, suy nghĩ. Hơn nữa, không phải ai cũng định nghĩa các khoản chi tiêu lớn như nhau – bạn có thể nghĩ máy tính mới là một khoản chi tiêu lớn trong khi người kia sẽ đắn đo về một khoản như nồi cơm điện. Nhiều người nghĩ 20 triệu mới là một khoản đáng phải lo, trong khi có nhiều người cảm thấy 5 triệu cũng là một khoản tiền lớn trong ngân sách gia đình. Vì vậy, hãy cùng xác định một hạn mức chi tiêu mà từ hạn mức đó trở lên, các bạn sẽ phải trao đổi với người kia trước khi quyết định mua sắm.

3. Xác định thời gian kèm với mục tiêu tài chính

Sự không rõ ràng chính là kẻ thù lớn nhất của việc hoạch định tài chính. Bạn cần phải xác định rõ ràng về thời điểm mà mình muốn đạt được mục tiêu, nếu không sẽ rất khó để đạt được mục tiêu đó. Nếu hai bạn muốn mua một căn hộ cho gia đình ‘sớm’, cần phải biết xem sớm là bao giờ. Khi hai bạn đặt ra cho mình một mục tiêu dài hạn cho 5-10 năm tới, cũng sẽ cần phải có những cột mốc ngắn hạn hơn (6 tháng – 1 năm) để hai bạn đạt tới mục tiêu 5 năm.

4. Khi trao đổi về tiền bạc, hãy suy nghĩ trước khi nói

‘Ngân sách’ thường được hiểu như ‘ăn kiêng’ - chẳng ai thích được nghe và nhắc về nó cả. Nếu bạn dùng những từ như ‘kế hoạch tài chính’ hay cách cân bằng chi tiêu, có thể hai bạn sẽ dễ dàng chia sẻ và duy trì những thói quen tài chính tốt hơn.

5. Bạn có thể không cần cắt giảm chi tiêu, nhưng cần chắc chắn rằng các khoản cơ bản được chi trả

Có thể hai bạn không cần lo lắng quá nhiều về ngân sách của gia đình, nhưng vẫn cần phải đảm bảo các khoản chi tiêu cơ bản như tiền nước, tiền điện,… được chi trả. Nhiều khảo sát cho thấy giờ đây các cặp đổi không còn quản lý tài chính như nhưng thế hệ trước nữa: mỗi người sẽ có tài khoản riêng, và cùng đóng góp vào một tài khoản chung những khoản chi tiêu cho gia đình. Hãy đảm bảo rằng chi tiêu cơ bản hàng tháng được chuyển vào tài khoản này.

áp dụng những thói quen trao đổi về tài chính từ khi bắt đầu hẹn hò giúp cặp đôi hạnh phúc lâu hơn

6. Thành thật về những khoản thu – chi của mình

Không thành thật về những khoản thu – chi của mình là một cách để hủy hoại hạnh phúc gia đình. Không chỉ khi bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm, khi bạn giấu người kia về một khoản tiết kiệm hay tài sản lớn cũng là một điều sẽ làm họ cảm thấy tổn thương và không còn tin tưởng bạn.

7. Càng thành thật hơn với những khoản nợ nần

Việc chia sẻ về những khoản nợ nần mình đang có là một điều khó, nhưng cần thiết đối với các cặp đôi theo đuổi hạnh phúc. Đừng nghĩ rằng bạn có thể chi trả khoản nợ nần này một mình, không cần cho người kia biết. Có những trường hợp nợ thẻ tín dụng cũng có thể ảnh hưởng đến gia đình bạn với lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu.

8. Bạn không cần phải chia sẻ tất cả, nhưng hãy thành thật

Chia sẻ và trao đổi cùng nhau không có nghĩa bạn phải chia sẻ tất cả với người kia. Có những tài sản bạn sẽ muốn để dưới tên mình, hay tên con cái, điều này cũng là bình thường. Nhưng hãy đừng giấu người kia về tài sản đó.

Theo Fatherly